Nga bất ngờ dừng bán một mặt hàng giá rẻ đến quốc gia châu Á: Là mặt hàng đang gây sốt trên toàn cầu, Việt Nam cũng nhập khẩu hàng triệu tấn trong năm 2022
Trung Quốc mới đây cũng đã có động thái cấm xuất khẩu mặt hàng này.
- 13-09-2023Một quốc gia châu Á bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu dầu thô của Việt Nam với giá rẻ kỷ lục, xuất khẩu lập đỉnh trong tháng 8
- 11-09-2023Một ông lớn dầu mỏ bất ngờ nhập khẩu dầu Nga dù có sản lượng 3,1 triệu thùng/ngày, Nga vẫn có thể “bội thu” từ dầu mỏ trong 3 năm tới
- 07-09-2023Một mặt hàng giá rẻ của Việt Nam đang đổ bộ vào Hàn Quốc: Được người dân cực kỳ ưa chuộng, xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm
Theo Reuters, các công ty từ Nga đã ngừng cung cấp phân bón DAP cho Ấn Độ với giá chiết khấu do nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Trước đó trong năm 2022, Nga đã trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho quốc gia này.
Động thái của các công ty Nga nhằm cung cấp phân bón theo giá thị trường có thể làm tăng chi phí nhập khẩu và gánh nặng trợ cấp của Ấn Độ trong bối cảnh giá toàn cầu đang tăng mạnh. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang cố gắng hạn chế xuất khẩu phân bón ra nước ngoài và mới đây nhất đã thông báo cấm xuất khẩu ure trong bối cảnh giá tăng vọt.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ ure hàng đầu thế giới và bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao. Trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất chất dinh dưỡng cây trồng của quốc gia này là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Australia.
Một quan chức cấp cao trong ngành có trụ sở tại New Delhi tham gia đàm phán với các nhà cung cấp nước ngoài cho biết: “Sẽ không có khoản giảm giá nào cả”.
“Các công ty Nga đang chào bán phân bón theo giá thị trường”, quan chức này cho biết thêm.
Nhập khẩu phân bón của Ấn Độ từ Nga đã tăng 246% lên mức kỷ lục 4,35 triệu tấn trong năm tài chính 2022/23 kết thúc vào ngày 31 tháng 3 do các nhà cung cấp giảm giá thị trường toàn cầu cho phân bón DAP, ure và NPK.
Hoạt động bán hàng rầm rộ của Nga năm ngoái đã làm xói mòn thị phần tại Ấn Độ của các nhà xuất khẩu phân bón khác bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Một quan chức khác của công ty Ấn Độ cho biết: “Các công ty Nga đã cung cấp DAP với mức chiết khấu lên tới 80 USD/tấn. Tuy nhiên, hiện tại họ không đưa ra mức chiết khấu thậm chí là 5 USD”.
Một quan chức ngành công nghiệp Nga cho biết, giá DAP hiện tại của Nga là khoảng 570 USD/tấn trên cơ sở chi phí và cước phí (CFR) cho người mua Ấn Độ, bằng mức giá được đưa ra cho những người mua châu Á khác.
Một quan chức của một công ty phân bón có trụ sở tại Mumbai cho biết, giá phân bón toàn cầu đã tăng mạnh trong 2 tháng qua, khiến các công ty Ấn Độ gặp khó khăn trong việc tích trữ dự trữ cho vụ đông sắp tới khi nhu cầu về DAP cho vụ lúa mì tăng lên.
Ông cho biết vào tháng 7 vừa qua, các nhà cung cấp toàn cầu đã chào giá ure ở mức khoảng 300 USD/tấn trên cơ sở CFR, nhưng hiện nay đang báo giá 400 USD/tấn. Ông cho biết thêm, giá DAP vào khoảng 440 USD/tấn trong tháng 7.
Quan chức của công ty có trụ sở tại Mumbai cho biết thêm: “Giá phân bón toàn cầu đang tăng ngay trước cuộc bầu cử cấp bang quan trọng ở Ấn Độ. Chính phủ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng trợ cấp để bảo vệ người nông dân”.
Phân bón cũng là một mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 3 triệu tấn phân bón từ 51 quốc gia. Cụ thể, năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 3,4 triệu tấn phân bón các loại, kim ngạch 1,6 tỷ USD, giảm 25,86% về lượng và tăng 10,1% về kim ngạch so với năm 2021. Giá nhập bình quân tăng 48,5% so với năm ngoái, lên tận 477 USD/tấn.
Theo Reuters
Nhịp sống thị trường