Nga tìm cách tăng ảnh hưởng lên một mặt hàng quan trọng - là mặt hàng Nga xuất khẩu số một thế giới, Việt Nam cũng chi hơn nửa tỷ USD nhập về sau 7 tháng đầu năm
Việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu mặt hàng trên có thể nâng cao sức mạnh định giá của quốc gia này trên thị trường thế giới.
- 04-09-2023Một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ được quốc gia châu Âu mua mạnh tay với giá đắt đỏ, xuất khẩu tăng đột biến hơn 6.000%
- 03-09-2023Một mặt hàng của Việt Nam đang được Brazil chi mạnh tay nhập khẩu với giá rẻ, tăng hơn 1.000 lần về lượng và hơn 300 lần về giá trị trong tháng 7/2023
- 02-09-2023Giá xuất khẩu tăng vùn vụt 6 tháng liên tiếp, một loại hạt của Việt Nam tràn ngập thị trường quốc tế mang về gần 3 tỷ USD, giữ vững vị trí nhà xuất khẩu thứ 2 thế giới
Nga đang đánh giá khả năng thành lập một thực thể thống nhất nhằm xuất khẩu phân bón, Bloomberg đưa tin hôm thứ 2 (28/8).
Theo báo cáo, động thái được đề xuất này sẽ hợp nhất các nhà xuất khẩu phân bón của Nga thành một thực thể, điều này sẽ giúp nước này có nhiều ảnh hưởng hơn trong giá cả toàn cầu, đồng thời Chính phủ sẽ giành được nhiều quyền kiểm soát hơn đối với doanh thu xuất khẩu phân bón.
Ý tưởng này được cho là đã được đưa ra vào tháng trước bởi Dmitry Mazepin, người sáng lập tập đoàn phân bón khổng lồ Uralchem của Nga. Trong tháng qua, đề xuất này đã được thảo luận giữa các nhà sản xuất phân bón lớn của đất nước.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất phân bón không ủng hộ đề xuất này vì lo ngại rằng nó có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ. Được biết, các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn đầu và chưa có quyết định nào được đưa ra.
Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu. Xuất khẩu phân bón của Nga không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các hạn chế vẫn ảnh hưởng đến việc giao hàng, khiến lượng giao hàng giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.
Ví dụ, các cảng Baltic đã ngừng xử lý hầu hết phân bón của Nga do hạn chế vận chuyển và bảo hiểm, trong khi một số hàng hóa bị chặn tại các cảng trên khắp EU.
Sự rút lui của các công ty vận tải toàn cầu, một số ngân hàng quốc tế và công ty bảo hiểm khỏi Nga cũng góp phần gây ra khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức, xuất khẩu hầu hết các loại phân bón của Nga đã phục hồi trong năm nay nhờ những nỗ lực thành công trong việc định hướng lại việc giao hàng sang châu Á.
Người đứng đầu Hiệp hội các nhà sản xuất phân bón Nga (RAPU), Andrey Guryev, hồi tháng 5 dự báo xuất khẩu có thể đạt mức trước lệnh trừng phạt là khoảng 38 triệu tấn vào cuối năm nay. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga đạt khoảng 55 triệu tấn.
Tại thị trường trong nước, tính chung trong 7 tháng đầu năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2 triệu tấn, trị giá trên 674,81 triệu USD, tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 26,3% về trị giá. Giá phân bón nhập khẩu 7 tháng trung bình 335 USD/tấn, giảm 28,3% về giá so với cùng kỳ năm 2022.
Về thị trường phân bón nhập khẩu về Việt Nam, Trung Quốc vẫn đứng đầu, chiếm 52,2% trong tổng lượng và chiếm 48% trong tổng trị giá nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 1,05 triệu tấn, tương đương hơn 324 triệu USD trong 7 tháng đầu năm.
Nga cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong tháng 7, Việt Nam nhập khẩu 492 nghìn tấn, tương đương 2,9 triệu USD, tăng 89,8% về lượng và tăng 44,2% về giá trị so với cùng kì năm 2022. Tính chung 7 tháng, lượng nhập khẩu giảm 51,1% và giảm 59,79% về giá trị.
Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, hiện giá phân bón đang giảm khi chi phí khí đốt tự nhiên, nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón và nhu cầu của nông dân cùng giảm. Nhất là sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại và không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón, nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới không còn tình trạng khan hiếm cục bộ.
Theo dự báo của IFA, tiêu thụ phân bón trên toàn thế giới trong năm tài chính 2023 sẽ hồi phục và tăng 4%, đạt 192,5 triệu tấn, sát trên mức 191,8 triệu tấn của năm 2019. Ở các khu vực trên thế giới, Nam Á và châu Mỹ La tinh được dự báo sẽ dẫn đầu xu hướng hồi phục của lượng tiêu thụ phân bón trong năm tài chính 2023, chiếm 60% mức tăng tiêu thụ phân bón.
Giá phân bón toàn cầu "nhảy múa" liên tục trong giai đoạn 2021-2022 do tác động từ đại dịch, đứt gãy chuỗi cung ứng và xung đột Nga - Ukraine, Nga đã tạm dừng xuất khẩu nhiều mặt hàng trong đó có phân bón. Nhưng đến nay, mặt bằng giá phân bón đã ổn định và có lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nhịp sống thị trường