Ngại tập Gym vì nhà xa, quên thẻ, phòng tập không có môn ưa thích… đừng lo, startup này sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của bạn
Ra mắt từ tháng 9/2016, ứng dụng Wefit của Nguyễn Khôi được coi như “Uber” trong lĩnh vực tập luyện thể dục, thể hình tại Việt Nam.
- 29-05-2017Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới
- 28-05-2017Khởi nghiệp già Nguyễn Thành Nam nói về "tế bào gốc cho startup": Giá trị cốt lõi của thành bại không thể lấy ví dụ còn quá nóng hổi
- 22-03-201720 tuổi ly dị vợ, giấc mơ công việc tan vỡ, người đàn ông này lao vào tập gym và tạo ra chuỗi phòng tập lớn nhất Việt Nam
Thành lập bởi chàng trai sinh năm 1991 Nguyễn Khôi, Wefit là một sản phẩm tiếp nối của nền kinh tế chia sẻ (sharing economy), được tạo ra nằm kết nối những người có nhu cầu tập luyện với phòng tập phù hợp.
Khác với mô hình truyền thống, người dùng trả phí và chỉ được tập tại một phòng tập nhất định thì ở Wefit, khách hàng trả phí và có cơ hội tập luyện tại hàng trăm phòng tập khác nhau, từ đó tùy chọn phòng tập gần nhà, gần cơ quan hoặc có chất lượng dịch vụ tốt.
Wefit hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản. Sau khi tải ứng dụng về, thanh toán phí tháng, người dùng sẽ nhận được thông tin các phòng tập ở gần, bao gồm thời gian, bài tập, địa điểm. Chỉ cần ấn đăng ký tập luyện là hệ thống Wefit sẽ ghi nhận lịch đặt chỗ của khách hàng, không cần sử dụng thêm các loại thẻ tập khác.
Với chi phí 600.000 đồng/tháng, dịch vụ của Wefit không phải quá rẻ nếu so với mức giá 300.000-400.000 nhiều phòng tập đang áp dụng, nhưng khách hàng có cơ hội trải nghiệm tập luyện tại hơn 300 địa điểm ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh, đồng thời luyện tập trên 20 bộ môn từ Gym, Yoga đến Zumba, Boxing,...
Nguyễn Khôi, người sáng lập, CEO của Wefit
Nguyễn Khôi cho biết mô hình có lợi cho cả người dùng và phòng tập. Trong khi người dùng được tự do lựa chọn địa điểm, thời gian phù hợp với lịch sinh hoạt của mình thì các phòng tập có cơ hội tối ưu hóa chi phí vận hành nhờ việc có thêm khách hàng đến tập vào những khung giờ trống.
Cuối năm 2016, WeFit là một trong 3 startup nhận giải "Khởi nghiệp tiềm năng" trong chương trình Đại hội khởi nghiệp do Đài Truyền hình Việt Nam và Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức.
Con đường khởi nghiệp
Trước khi thành lập Wefit, Nguyễn Khôi đã 4 năm học du học trong ngành kỹ sư máy tính tại Mỹ. Từ chối lời mời của nhiều “ông lớn” như Microsoft, Nokia, Khôi trở về Việt Nam với quyết tâm tạo ra sản phẩm có giá trị đối với cộng đồng.
Ban đầu, Khôi cùng cộng sự cho ra mắt startup Volcano, chuyên sản xuất các sản phẩm ứng dụng cho điện thoại. Nhưng sau một năm hoạt động, nhận thấy mình còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, Khôi tạm dừng dự án và đưa toàn bộ “team” gia nhập Topica.
Tại đây, Khôi được làm việc với những đàn anh có kinh nghiệm trong lĩnh vực startup, được học tất cả những thứ cần thiết cho một startup, từ xây dựng đội ngũ, xây dựng sản phẩm, đến quản trị tài chính…
Sau hai năm ở Topica, Khôi rời đi và tự thành lập công ty mang tên Wefit.
Những ngày đầu mang Wefit đi giới thiệu, Khôi gặp khá nhiều khó khăn khi các phòng tập lo lắng liệu Wefit có cạnh tranh hay lấy mất khách hàng quen thuộc của họ, nhưng CEO 9x đã khẳng định, Wefit ra đời để hợp tác.
“Ví dụ một phòng tập thường mở cửa từ 6h sáng đến 9-10h tối nhưng chỉ đông khách vào 5-8h tối còn các khung khác rất vắng khách. Việc của Wefit là đem lại khách hàng vào những thời điểm họ còn trống”.
Ngoài ra Wefit hướng đến đối tượng khách hàng là những những người chưa đi tập bao giờ, những người đã đi tập nhưng không không theo nổi vì bận rộn, vướng lịch học, làm việc,...tập trung giải quyết nhu cầu cho các đối tượng ấy nên không phải đối thủ phòng tập mà là hình thức hợp tác cùng có lợi.
Khôi xác định thị trường phòng tập tại Việt Nam có quy mô khoảng 200 triệu USD và 95% dân số chưa duy trì thói quen đến các phòng tập nên vẫn còn nhiều tiềm năng để Wefit phát triển.
Trong năm 2017, chàng trai sinh năm 1991 đặt mục tiêu tích cực mở rộng mạng lưới phòng tập tại hai thành phố lớn cũng như nhiều tỉnh thành khác, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài để “đi nhanh” trước khi những mô hình tương tự ở khu vực Đông Nam Á như KFit, Yogarden...tiếp cận thị trường Việt Nam.