Ngân hàng 4 lần điều chỉnh lãi suất, người vay 'nhẹ gánh' trả nợ
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm đến nay đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2%/năm. Các ngân hàng thương mại điều chỉnh và triển khai chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-3%/năm tùy đối tượng khách hàng với các khoản vay mới.
- 15-07-2023Ngân hàng lớn tiếp tục giảm lãi suất huy động
- 14-07-2023Các ngân hàng đồng thuận tiếp tục giảm lãi suất cho vay
- 14-07-2023Chuyên gia: Tránh nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập
Tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, ngày 15/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng nửa đầu năm nay đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Trong nước, thị trường trái phiếu, bất động sản gặp nhiều khó khăn càng đặt áp lực, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân suy giảm, nợ xấu tăng cao trong khi yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vẫn được đặt ra.
Theo bà Hồng, nửa đầu năm nay, chính sách tiền tệ đã giúp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu nhất là các ngân hàng yếu kém tiếp tục được triển khai quyết liệt.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ngân hàng cũng tồn tại những khó khăn, do nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, như nợ xấu gia tăng, tăng trưởng tín dụng thấp .
Đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022.
Bốn lần giảm lãi suất
Về kết quả điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2%/năm. Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng Việt Nam đồng của các ngân hàng thương mại giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2022. Các ngân hàng thương mại điều chỉnh và triển khai chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-3%/năm tùy đối tượng khách hàng với các khoản vay mới.
Về điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng và chỉ đạo hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Thúc đẩy tín dụng tăng trưởng nhanh, an toàn nửa cuối năm
Về nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2023, ông Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung đôn đốc các ngân hàng thương mại triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng; triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.
Phó Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung triển khai kế hoạch thanh tra năm 2023; tiếp tục giám sát toàn diện hoạt động của các tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường công tác phòng, chống rửa tiền, xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ; sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững đồng thời tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số...
Tiền phong
- Đẩy nhanh vốn tín dụng ra thị trường
- Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn chênh lệch lớn
- Giá vàng nhẫn vọt lên mức kỷ lục 58 triệu đồng/lượng, người giữ vàng lãi đậm
- VietinBank hạ lãi suất huy động từ ngày 19/9, toàn bộ nhóm Big4 đã giảm về mức đáy lịch sử
- Giá vàng vượt mốc 69 triệu đồng/lượng, USD tiếp tục tăng mạnh