Ngân hàng đầu tiên lên kế hoạch ĐHCĐ thường niên theo hình thức trực tuyến
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sacombank đang lấy ý kiến cổ đông về việc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 theo hình thức trực tuyến.
- 27-03-2020MB lùi họp ĐHCĐ 2020 để đảm bảo sức khỏe cho cổ đông & cộng đồng
- 26-03-2020Hàng loạt ngân hàng dời lịch họp cổ đông vì dịch Covid-19
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - HoSE: STB) vừa công bố thông tin về việc lấy kiến cổ đông nhằm thông qua phương án tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (ĐHĐCĐ).
Theo đó, SacomBank dự kiến chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/4 để thông qua phương án họp ĐHĐCĐ thường niên theo hình thức trực tuyến, quy chế tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến và quy chế bỏ phiếu điện tử.
Nếu được cổ đông thông qua, thời gian tổ chức sẽ vào sáng 5/6 với nơi chủ tọa tham dự và chủ trì cuộc họp là Hội trường Hội sở Sacombank, tại TP. HCM.
Trước đó, Sacombank dự kiến tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020 vào thứ Sáu ngày 24/4/2020 tại Trung tâm Hội nghị White Palace số 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngân hàng này đã quyết định hoãn họp để đảm bảo sức khỏe cho cổ đông và phục vụ công tác phòng chống dịch bênh.
Tương tự, nhiều ngân hàng cũng đã hoãn cuộc họp cổ đông đến tháng 6 vì lý do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Sacombank là ngân hàng đầu tiên lên kế hoạch họp trực tuyến.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở Việt Nam, hưởng ứng lời kêu gọi hạn chế ra ngoài, tụ tập đông người, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang làm việc tại nhà thông quá các giải pháp hỗ trợ làm việc trực tuyến hiệu quả. Đảm bảo an toàn cho nhân viên là điều tối quan trọng trong giai đoạn này nhưng đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng quan trọng không kém. Để làm được điều này, các công ty buộc phải áp dụng hệ thống các công cụ làm việc, hợp tác, quản lý, họp hội nghị trực tuyến khi nhiều nhân viên phải ở nhà.
Các ứng dụng làm việc tại nhà của nước ngoài có thể gặp phải những vấn đề như: nghẽn mạng quốc tế, kết nối không ổn định, sự cố về bảo mật… dẫn đến gián đoạn giao tiếp gây gián đoạn công việc, nghiêm trọng hơn là rò rỉ các thông tin nhạy cảm, dữ liệu quan trọng ra bên ngoài khiến doanh nghiệp rơi vào tình huống bất lợi.
Để giải quyết những vấn đề trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một công cụ giúp thiết lập toàn bộ các ứng dụng giao tiếp, hợp tác, quản lý trên hệ thống của nhà cung cấp trong nước. Pre-built App là 1 ứng dụng giúp triển khai đầy đủ các công cụ làm việc trực tuyến như Mattermost, Jitsi, Gitlab, Redmine... ngay trên hệ thống doanh nghiệp chỉ với vài thao tác click đơn giản. Ngoài ra, còn có nhiều công cụ tiện ích phổ biến khác như: Owncloud, Nextcloud, Lamp Stack, Lemp Stack, cPanel…để doanh nghiệp lựa chọn.
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19