Ngân hàng nào đang huy động ngoại tệ nhiều nhất?
Điều bất ngờ là không một ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng dương về huy động ngoại tệ so với thời điểm đầu năm.
- 13-11-2016Đề xuất kéo dài cho vay ngoại tệ để thanh toán trong nước đến 31/12/2017
- 09-11-2016Trung hòa hóa dòng ngoại tệ
Thống kê của chúng tôi cho thấy, huy động vốn bằng ngoại tệ (không tính các TCTD) tại tất cả các ngân hàng công bố BCTC thì đều có sự sụt giảm trong 9 tháng đầu năm.
Cụ thể, huy động vốn ngoại tệ từ khách hàng sau 3 quý đầu năm của Bắc Á và ACB giảm nhiều nhất đều trên 40% so với cuối năm 2015; của Eximbank giảm 34,9% và của VPBank, Kienlongbank, BIDV và MB đều giảm trên 20%. Giữ ở trạng thái ổn định nhất là Vietcombank, VietinBank khi tốc độ huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ giảm nhẹ từ 1-2%.
Dẫn đầu các ngân hàng huy động ngoại tệ là Vietcombank, quy đổi ra tiền đồng tương đương hơn 100 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đây là một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại.
Trao đổi với chúng tôi, các chuyên gia tài chính đều cho rằng trong bối cảnh trần lãi suất tiền gửi đô la Mỹ là 0% từ cuối năm 2015, khách hàng có xu hướng chuyển đổi từ USD sang VND gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn, hoặc một số khác vẫn muốn gửi USD tại ngân hàng, chấp nhận đây không phải là kênh sinh lợi nhưng an toàn thì sẽ chọn những ngân hàng lớn, có uy tín, thương hiệu, hoạt động hiệu quả... để gửi.
Theo báo cáo của NHNN, hiện nay lãi suất huy động USD của TCTD trong khi đó ở mức 0 %/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức theo quy định của NHNN. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-5,0%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,0-6,0%/năm.
Trong khi đó, với chi phí vay thấp hơn tiền đồng nên nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Đây cũng là lý do để các ngân hàng vẫn rất "mặn mà" với việc huy động USD.
Cầu ngoại tệ đã có dấu hiệu nóng hơn, thể hiện: kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã chấm dứt xu hướng giảm so với năm trước và bắt đầu tăng trở lại kể từ tháng 9; tín dụng ngoại tệ đang tăng lên rõ rệt. Tính đến ngày 30/9/2016, tín dụng ngoại tệ đã tăng 5,44% so với cuối năm 2015, tăng 3,69 điểm % so với tháng trước.
Với dư nợ cho vay ngoại tệ tăng mạnh trong khi huy động vốn ngoại tệ sụt giảm và dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian còn lại năm nay thì thanh khoản vốn ngoại tệ của các ngân hàng có thể chịu nhiều áp lực.
Trí Thức Trẻ
- Nhìn vào tốc độ tăng trưởng này của các ngân hàng "bé hạt tiêu", ông lớn cũng phải khát thèm
- SaigonBank: Cho vay tăng trưởng 1,5% nhưng tổng nợ xấu tăng 35%
- Ngân hàng Nam Á: Lợi nhuận quý III sụt giảm 30% do chi phí dự phòng lớn
- Các ngân hàng đang chi bao nhiêu cho bảo hiểm tiền gửi?
- Ngoài trông chờ vào cho vay, ngân hàng đang tích cực "ngóng" lãi từ đâu?