Ngành công nghệ châu Á đang phục hồi
Lĩnh vực công nghệ ở châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển nhờ vào sự bùng nổ của chất bán dẫn ngay cả khi các ngành khác đang gặp khó khăn do tác động của tình hình kinh tế toàn cầu.
- 02-03-2024Kinh tế châu Á vui buồn lẫn lộn
- 29-02-2024Quốc gia châu Á sắp soán ngôi Trung Quốc trong việc tiêu thụ loại nhiên liệu quan trọng: “Cơn khát dầu” sẽ ngày càng lớn
- 29-02-2024Quốc gia được mệnh danh là ‘con hổ châu Á’ gặp khó: Đây có thể là rủi ro hàng đầu đối với tăng trưởng kinh tế, dân số 51 triệu người thậm chí có nguy cơ giảm một nửa vào cuối thế kỷ này
Ngành công nghệ đã bùng nổ trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành khi các công ty đẩy nhanh nỗ lực số hóa, theo Ngân hàng đầu tư JPMorgan (Mỹ).
Dù vậy, ngành này suy giảm vào các năm 2022 và 2023 do lạm phát và lãi suất cao ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng, tác động đến nhu cầu sản phẩm và dẫn đến sa thải hàng loạt.
Trong bối cảnh các nhà kinh tế không còn bi quan về viễn cảnh kinh tế, giới phân tích lạc quan rằng lĩnh vực công nghệ có thể trở lại mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024.
Tuy nhiên, ông Ong Sin Beng, chuyên gia của JPMorgan, hôm 5-3 nhận định dù công nghệ phục hồi nhưng không thấy dấu hiệu của sự phục hồi rộng hơn trong các lĩnh vực phi công nghệ.
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất chip, cũng như thúc đẩy tăng trưởng công nghệ. Công ty thiết kế chip Nvidia (Mỹ) chứng kiến doanh thu quý IV/2023 tăng 265%, nhờ nhu cầu tăng vọt của bộ xử lý đồ họa được sử dụng để chạy và đào tạo các ứng dụng AI.
Là nhà sản xuất chip theo hợp đồng chính của Nvidia, hãng TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) được hưởng lợi nhiều từ sự tăng trưởng của Nvidia. Singapore cũng được hưởng lợi khi là nơi sản xuất 20% thiết bị chip toàn cầu.
Người Lao động