Ngành gỗ thúc đẩy xúc tiến thương mại để tháo gỡ khó khăn
"Xúc tiến thương mại lúc này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngành gỗ đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh để tạo cú hích về thị trường".
- 06-12-2022Ngành gỗ “khóc ròng” vì chậm hoàn thuế VAT cả nghìn tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp trước ''bờ vực'' phá sản, Bộ NN&PTNT nói gì?
- 17-08-2022Ngành gỗ lên tiếng về cáo buộc lẩn tránh thuế
- 15-03-2022Doanh nghiệp nỗ lực trở lại "đường đua" (*): Ngành gỗ chống đỡ khó khăn
3 tháng đầu năm nay xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục giảm sâu gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,1 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu đó là ở các thị trường chính như: Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) lạm phát gia tăng khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nội thất đồ gỗ là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất có tốc độ giảm mạnh chỉ có mặt hàng viên nén gỗ có giá trị tăng còn mặt hàng dăm gỗ thì giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, kịp thời gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, sẵn sàng hàng hóa khi thị trường hồi phục trở lại, ngoài xúc tiến thương mại cần hỗ trợ lãi suất ngân hàng; hoãn, giảm, giãn nộp thuế, phí, thúc đẩy hoàn thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và hiệp hội gỗ ở địa phương cần chú trọng sản phẩm chất lượng phù hợp với thị hiếu và có chính sách hậu mãi tốt; hoàn thiện hệ thống quản trị sản xuất và đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm:
"Xúc tiến thương mại lúc này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngành gỗ đang phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương đẩy mạnh công tác này để tạo cú hích về thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại tham gia các giải pháp về thị trường: thương mại điện tử, tham gia hội chợ quốc tế để phát triển ngành gỗ thị trường bền vững"- ông Lập nói.
VOV