Ngành sản xuất chững lại, PMI thấp nhất trong 21 tháng
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 của Việt Nam theo Nikkei là 51,4 điểm, giảm 0,2 điểm so với tháng trước. Sản lượng ngành sản xuất chững lại, theo đó kết thúc thời kỳ tăng trưởng kéo dài 12 tháng.
- 01-11-2017Chỉ số PMI tháng 10 của Việt Nam giảm còn 51,6 điểm, thấp nhất trong 5 tháng
- 02-10-2017Vượt Thái Lan, Singapore, Việt Nam thăng hoa, dẫn đầu khu vực ở chỉ số PMI
- 01-08-2017PMI Việt Nam giảm điểm, mức cải thiện sản xuất thấp hơn cuối quý 2
- 03-07-2017PMI Việt Nam tháng 6 phục hồi sau khi xuống thấp nhấp 14 tháng
Báo cáo của Nikkei cho biết có 3 điểm nổi lên khi quan sát PMI Việt Nam. Thứ nhất là sản lượng hàng hoá hầu như không thay đổi, trong khi số đơn hàng đặt mới tăng chậm lại. Thứ hai, việc làm tiếp tục tăng mạnh. Thứ ba, các công ty rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu.
Theo phân tích, mặc dù tốc độ sản xuất bị chững lại, có thể giải thích do thiếu hụt nguồn cung ứng, lượng đơn hàng đặt mới tăng chậm nhưng với yếu tố tốc độ tạo việc làm tăng cao, Nikkei cho rằng các công ty vẫn đang lạc quan về tăng trưởng sản lượng trong năm mới.
Tuy nhiên, PMI Việt Nam đã giảm từ 51,6 điểm hồi tháng 10 xuống còn 51,4 điểm trong tháng 11.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, ông Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: "Cho đến thời điểm này, quý cuối cùng của năm 2017 có phần thất vọng đối với lĩnh vực sản xuất Việt Nam. Sau khi tăng trưởng chậm lại trong tháng 10, vẫn có những dấu hiệu suy yếu trong tháng 11 khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn và sản lượng bị đình trệ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tiếp tục tăng mạnh số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng và điều này cho thấy tình trạng trì trệ hiện nay dự kiến chỉ là tạm thời".