Nghịch lý đau lòng: Mỗi ngày có 1 tỷ bữa ăn bị vứt bỏ trong khi 800 triệu người chịu đói…, lãnh đạo LHQ thậm chí còn so sánh với "thảm kịch toàn cầu"
Một số liệu chính thức được Liên Hợp Quốc công bố hôm 27/3 cho thấy các hộ gia đình trên thế giới vứt bỏ 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày trong năm 2022 – hồi chuông cảnh báo về “thảm kịch” lãng phí lương thực toàn cầu.
- 13-10-2023Thế giới lãng phí hàng tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử
- 10-08-2023Hồi chuông "báo động" ở Trung Quốc: Lãng phí hàng trăm triệu nhân dân tệ chỉ thu về con số 0
- 12-04-2023Trung Quốc tuyên chiến với lãng phí lương thực: Ăn cho hết hoặc nộp phạt hơn 300 triệu đồng
- 21-11-2022World Cup là sự lãng phí khổng lồ về tiền bạc?
- 09-06-2022Khủng hoảng sữa bột ở Mỹ kéo theo những hệ lụy: Lãng phí thời gian, “đốt tiền” xăng mà vẫn không tìm được nơi bán, “không biết bữa tiếp theo con mình sẽ ăn gì?”
Chỉ số Lãng phí thực phẩm mới nhất do LHQ phối hợp thực hiện với tổ chức phi lợi nhuận WRAP thực hiện cho thấy hơn 1 tỷ tấn thực phẩm, tương đương gần 20% tổng số thực phẩm có trên thị trường, đã bị vứt bỏ trong năm 2022. Lượng thực phẩm này có giá trị 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, thế giới có gần 800 triệu người đang đói.
Phần lớn sự lãng phí này tới từ các hộ gia đình trên toàn thế giới. Các hộ gia đình vứt bỏ 60% trong đó, tương đương 631 triệu tấn. Ngoài ra, thực phẩm từ các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, căng tin và khách sạn cũng chiếm tới gần 30% tổng số thực phẩm bị lãng phí.
Thậm chí, ông Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), còn mô tả lãng phí thực phẩm là một “thảm kịch toàn cầu”, nhất là khi có hàng triệu người đang sống trong cảnh đói ăn.
Ngoài những vấn đề đạo đức, lãng phí thực phẩm cũng gây ra những vấn đề lớn với môi trường. Lượng phát thải khí nhà kính từ thực phẩm bị vứt bỏ cao gấp 5 lần so với khi thải mà ngành hàng không tạo ra.
Tham khảo: Xinhua
Nhịp sống Thị trường