Nghịch lý ở Mỹ: Người nghèo chật vật chống béo phì
Người nghèo ở Mỹ sống nhờ vào các chế độ phúc lợi từ đồ ăn, y tế,...Nhưng cũng bởi hai chữ "miễn phí" khiến họ mắc căn bệnh béo phì và khó có thể chữa khỏi.
- 05-09-2024Mỹ phủ nhận chuyện trục xuất tổng lãnh sự Trung Quốc sau bê bối gián điệp
- 05-09-2024Kỳ tích quân sự: Vận tải cơ C-17 của Mỹ có thể cất cánh với hai xe tăng
- 05-09-2024Số việc làm trống tháng 7 tại Mỹ chạm đáy 3 năm rưỡi, Fed có thể không cắt giảm lãi suất sâu vào tháng này
Kim Jackson (cựu nhân viên UPS) lang thang quanh trung tâm giải trí của thành phố, nơi đóng vai trò phát thực phẩm miễn phí hai lần mỗt tháng và có các lớp tập thể dục dành cho người nghèo.
Vài năm trước, cô được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường và cần lập tức thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập. Cô lựa chọn giảm cân theo cách truyền thống: không dùng thuốc hay các phương pháp trị liệu đặc biệt; cắt giảm đồ chiên rán, bánh ngọt và đồ ăn vặt; tham gia ba lớp thể dục miễn phí tại trung tâm giải trí ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ.
Tuần trước, cô lái xe suốt 50 phút để được học bơi nhưng tới nơi mới biết lớp học bơi giảm cân đã bị hủy.
Cô không quen bất kỳ ai làm việc ở các hãng thuốc Ozempic, Wegovy, Mounjaro... Đây là các loại thuốc tiêm thế hệ mới thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, béo phì bởi thuốc có tác dụng phụ là giảm cân.
Hai người bạn của Jackson, trong đó một người nặng hơn 158kg và mắc bệnh tim, được bác sĩ khuyên nên dùng thuốc. Nhưng một người không có bảo hiểm, còn người kia tuy có bảo hiểm nhưng lại không có điều khoản chi trả thuốc giảm cân.
Theo Washington Post, người da màu, gốc Latin và người có thu nhập thấp là những đối tượng có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường tuýp II cao ở Mỹ. Nhưng nhiều phân tích gần đây cho thấy nhóm này ít có cơ hội được kê thuốc giảm cân thế hệ mới.
Điển hình như, bản thân Atlanta là một thành phố chia rẽ. Ở Buckhead giàu có, các phòng khám giảm cân theo yêu cầu đang mọc lên và phục vụ những người sẵn sàng trả tiền túi cho thuốc GLP-1, và các trung tâm thể dục đang xây dựng lại các chương trình để tập trung vào những khách hàng dùng thuốc.
Nhưng ở khu vực thu nhập thấp ở phía tây nam của thành phố nơi Jackson đến tập luyện, cư dân nơi đây cho rằng cuộc cách mạng về thuốc giảm cân đang bỏ qua họ. Những loại thuốc này không được Medicaid - chương trình bảo hiểm của chính phủ dành cho người có thu nhập thấp, chi trả. Nhiều gia đình đã nghe nói đến các loại thuốc giảm cân này nhưng ít bác sĩ có thể giúp họ kê đơn.
Sau đó là vấn đề về niềm tin. Người thuộc cộng đồng da màu chủ yếu biết đến các loại thuốc giảm cân thông qua tin tức về người nổi tiếng. Chẳng hạn, nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey tiết lộ bà đang dùng thuốc giảm cân, và có tin đồn rằng chị em trong gia đình Kardashian cũng đang sử dụng các loại thuốc này.
"Nhưng làm thế nào để chúng tôi biết được mình cũng đang dùng thuốc giống họ?", Jacskon tự hỏi.
Quảng cáo về thuốc giảm cân thế hệ mới nghe qua thật đơn giản. "Một tuần một mũi tiêm để giảm cân" là quảng cáo đăng trên hệ thống tàu điện ngầm ở New York năm ngoái. Nhưng thực tế việc sử dụng thuốc đòi hỏi đầu tư tiền bạc và thời gian mà chỉ một số người đáp ứng đủ điều kiện.
Các nghiên cứu trên toàn quốc đều cho thấy sự chênh lệch về khả năng tiếp cận thuốc giảm cân.
Serena Jingchuan Guo tại Đại học Florida đã ghi nhận rằng, bệnh nhân tiểu đường là người da đen ở các khu vực New York và Thung lũng Silicon có khả năng tiếp cận thuốc giảm cân GLP-1 chỉ bằng một nửa so với những người da trắng dù tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Một phân tích khác, do công ty phân tích dữ liệu y tế Komodo Health thực hiện, phát hiện ra rằng: Trong số những bệnh nhân được kê đơn Ozempic, Mounjaro, Wegovy và Rybelsus vào năm 2021-2022, 65% là người da trắng trong khi chỉ có 59% dân số Hoa Kỳ là người da trắng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã sử dụng dữ liệu đại diện toàn quốc để xem xét nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về sức khỏe và phát hiện ra rằng hơn 50% người lớn ở Hoa Kỳ đủ điều kiện sử dụng semaglutide, thành phần chính trong thuốc giảm cân. Nhưng, những người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha không có bảo hiểm, không có nguồn chăm sóc thường xuyên; gia đình thu nhập thấp hoặc thiếu trình độ học vấn...đều có khả năng không có thuốc dùng.
Ba nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Yale và Yale lần lượt là New Haven — Yuan Lu, Yuntian Liu và Harlan M. Krumholz đã viết trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ rằng "việc cải thiện phạm vi bảo hiểm y tế là cần thiết, nhưng có lẽ không đủ để xóa bỏ sự bất bình đẳng đó".
Antonio Lewis là ủy viên Hội đồng thành phố Atlanta đại diện cho Quận 12, nơi phân hóa giàu nghèo được thể hiện rõ rệt. Ông cho biết tình trạng béo phì ở quận này xuất phát tình việc người dân sử dụng thực phẩm không lành mạnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém.
Trong thời gian dài, Lewis từng di chuyển nhiều, "ban ngày ăn đồ ăn nhanh còn ban đêm thì ăn vặt như cánh gà, bia và nước ngọt". Kết quả là ông tăng gần 30 kg và sức khỏe bắt đầu xấu đi, buộc ông phải chật vật giảm cân.
Sau 18 tháng kiên trì tập đi bộ, Lewis đã trở về cân nặng phù hợp, nhưng ông hiểu rõ không phải ai cũng đủ quyết tâm thực hiện biện pháp giảm cân này.
Một số người có thể lựa chọn giảm cân bằng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày và được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng một người thân của Lewis từng phẫu thuật đã gặp biến chứng và mỗi ngày chỉ ăn được một bữa. Ông cho rằng nếu người nghèo trong Quận 12 được tiếp cận thuốc giảm cân thế hệ mới với chi phí phù hợp, cuộc sống của họ sẽ thay đổi.
Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều gặp khó khăn tài chính, đồng nghĩa họ khó mua được các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thường xuyên lạm dụng đồ ăn nhanh giá rẻ và dẫn đến béo phì.
Những cư dân nghèo nhất trong Quận 12 phụ thuộc vào Medicaid, nhưng không phải bang nào cũng chi trả giống nhau. Georgia là một trong 10 bang trên toàn quốc chi trả cho thuốc giảm cân nhưng chỉ áp dụng với Saxenda, thuốc trị tiểu đường thế hệ đầu tiên kém hiệu quả hơn Ozempic, Wegovy, Mounjaro và Zepbound.
Georgia không áp dụng bảo hiểm y tế theo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, nên nhiều người không kham nổi chi phí y tế.
"Nước Mỹ cần xem thuốc chữa bệnh là nhu cầu, không phải mong muốn", Lewis nói. "Nếu chính phủ liên bang đầu tư một phần nhỏ trong ngân sách vaccine Covid-19 cho thuốc giảm cân, chúng ta có thể cứu được nhiều mạng người".
Ashley Keyes, lãnh đạo một tổ chức phi lợi nhuận có tên Trung tâm giúp đỡ trẻ em hết béo phì thành công (CHOICES), từng nặng tới 180 kg và mắc bệnh tiểu đường năm 16 tuổi.
Cô đã thử các chương trình dinh dưỡng kết hợp luyện tập giảm cân Jenny Craig, WeightWatchers, Atkins và nhiều chế độ ăn kiêng, nhưng chỉ sau khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày và thay đổi thói quen ăn uống, cô mới khỏe mạnh hơn.
Keyes rất hào hứng với GLP-1 nhưng không nghĩ rằng mình có thể dùng loại thuốc giảm cân với chi phí lên tới 1.000 USD một tháng.
"Chừng nào vẫn còn lo lắng về vấn đề thực phẩm, chúng ta vẫn chưa thể khống chế bệnh béo phì", cô nói. "Cái này không thể xảy ra nếu thiếu cái kia".
Cô cũng e ngại về tác dụng phụ lâu dài của thuốc. "Ta có thể giảm cân hôm nay nhưng sau 12-13 năm nữa, chuyện gì sẽ xảy ra?" cô nói, lưu ý nên tập trung vào xây dựng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh.
Brandy Neighbors đã hoạt động tích cực trong CHOICES trong nhiều năm. Người mẹ của ba đứa trẻ đã đăng ký cho cậu con trai lớn nhất của mình, lúc đó 10 tuổi, tham gia một lớp học nấu ăn khi cô lo lắng về việc tăng cân khi các con cô lớn lên.
"Khi đại dịch xảy ra và các hoạt động bị đóng cửa, chúng tôi chỉ thấy cân nặng tăng lên, và không dễ để quay lại," cô nhớ lại.
Cô cho biết CHOICES đã dạy gia đình cô cách đọc nhãn dinh dưỡng, sử dụng các loại muối thay thế, loại bỏ chất bảo quản và thêm rau vào bữa ăn.
Hiện một số người bạn của cô đã có thể mua được Ozempic hoặc các loại thuốc khác được bảo hiểm chi trả và đã giảm cân nhờ chúng. Nhưng đó không phải là điều cô ấy sẽ cân nhắc cho con mình vì chúng vẫn đang lớn.
Hơn nữa, bảo hiểm của cô dù chi trả gần như toàn bộ chi phí nhưng chỉ ở mức thanh toán 25 đô la một tháng.
"Tôi không hiểu tại sao nó lại đắt như vậy", cô nói. "Tôi đoán đó là do tính chất độc quyền. Những người giàu có có thể mua được, trong khi hầu hết chúng tôi thì không".
Theo Washington Post
Đời sống & pháp luật