Ngoài 60 tuổi, đây là 3 nỗi khổ khó nói
Cả đời vất vả vì mưu sinh, nuôi nấng con cái, đến tuổi xế chiều, người già có 3 nỗi khổ khó nói. Những người trẻ hiếu thuận, hiểu chuyện mới nhận ra để đồng hành cùng cha mẹ.
- 15-01-2024Ngoài 60 tuổi, người khôn ngoan sẽ nắm chắc “định luật con quạ”, tránh bất hòa với con cái trong nhà
- 15-01-2024Không chỉ tập thể dục, người 60 - 70 tuổi tuân thủ đủ 6 "chìa khóa sống thọ" thì dễ khỏe mạnh 20 năm nữa
- 10-01-20243 "không hiểu" của người sau 60 tuổi khiến gia đình mâu thuẫn: Có lòng giúp đỡ nhưng lại gây xào xáo, bất hòa
Không ai tránh được quy luật "sinh lão bệnh tử". Những người bước vào tuổi 70, 80 đã trải qua một thời kỳ cuộc sống khó khăn, vất vả. Họ đã cống hiến nhiều thành tựu, để lại những giá trị to lớn cho con cháu.
Khi đã bước vào tuổi xế chiều, họ có những mong muốn nhỏ nhoi mà ít ai hiểu thấu. Nhưng nhiều người trẻ chưa đủ quan tâm để hiểu được những vấn đề mà người lớn tuổi phải đối mặt. Dưới đây là 3 "rắc rối" mà người già còn e ngại hơn cả sự cái chết, chỉ những người con cháu hiếu thuận mới có thể nhận ra:
Sợ mâu thuẫn gia đình
Hạnh phúc của người già rất đơn giản, chỉ cần được nhìn thấy gia đình êm ấm, mối quan hệ giữa các thành viên hòa hợp là đủ. Nếu như gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, mẹ chồng con dâu bất hòa, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ nhiều mà sinh bệnh. Con cái không hiểu cho họ lại càng oán trách thêm khiến cho người già khổ não mà khó nói ra.
Hơn nữa, kiểu gia đình nhiều mâu thuẫn hoàn toàn ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ. Nếu gia đình giữ được êm ấm hòa thuận, mọi người cùng chia sẻ công việc gia đình với nhau, con cháu được sống trong một môi trường hạnh phúc, lấy người lớn làm gương, cũng sẽ lớn lên với một tâm hồn được tắm mát bằng những giá trị đạo đức tốt đẹp.
Sợ sự cô độc
Càng về già, người ta càng cần sự đồng hành, bầu bạn. Sống trong một căn nhà lớn, sang trọng mà chỉ có một mình thì cũng không khỏi cảm thấy lạnh lẽo. Bản thân con người chúng ta luôn cần bạn đồng hành. Chỉ cần có một người kề bên trò chuyện sớm tối, cùng đi dạo bộ hay tập thể dục cũng khiến người già cảm thấy hạnh phúc mãn nguyện.
Một người trẻ ngày nào cũng bận rộn với công việc, ngày ngày đến công ty rồi lại về nhà, nhiều khi cũng không khỏi cảm thấy cô đơn buồn chán. Huống hồ gì người già về hưu chỉ quanh quẩn trong căn nhà với việc nhà lặp đi lặp lại hàng ngày, không ai để ý đến họ, thật sự muốn vui cũng chẳng vui được.
Nỗi lo tài chính
Vấn đề cuối cùng là về kinh tế. Nếu như người ngoài 60 tuổi đã từng làm việc cho nhà nước hay công ty, được hưởng lương hưu, dù ít dù nhiều cũng là có thu nhập ổn định. Khi về già, họ có thể an tâm, không cần lo về vấn đề hôm nay ăn gì, mai uống gì. Nếu như không có lương hưu thì một khoản tiết kiệm gửi ngân hàng cho tuổi già cũng có thể giúp họ ổn định cuộc sống và tinh thần.
Trường hợp không có lương, cũng không có tiền tiết kiệm, người ngoài 60 chỉ có thể tự lao động, hoặc sống phụ thuộc vào con cái. Nếu con họ có điều kiện tốt, lại hiếu thuận thì đó không phải là vấn đề, nhưng nếu bản thân con cái cũng phải tính toán bữa ăn của mình, vất vả lo toan cuộc sống gia đình thì thật khó để mở lời. Khi đó, vấn đề tài chính sẽ là nỗi lo lắng của người già.
Những vấn đề này rất thường gặp đối với người cao tuổi. Nhưng cũng thật khó để có cách giải quyết thỏa đáng nếu như con cái không hiếu thuận, hiểu chuyện. Vì thế, thế hệ con cháu cần quan tâm, đồng hành cùng cha mẹ lớn tuổi để họ có những ngày tháng tuổi xế chiều được thảnh thơi, bình yên, vui vầy bên gia đình, con cháu. Đó chính là niềm mong mỏi lớn nhất của người già.
Phụ nữ số