Ngoài cúi đầu xem điện thoại, thường xuyên làm 3 việc này cũng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ
Với sự tăng tốc dần của nhịp sống và sự phổ biến của các sản phẩm điện tử thông minh, ngày càng nhiều người trở thành 'đầu tắt mặt tối' với điện thoại.
- 05-10-20208 bài tập cho những ai muốn có cổ thẳng, vai thanh mảnh và không bị gù lưng tôm do xem điện thoại nhiều
- 12-04-2020Nhìn bức ảnh khác biệt "một trời một vực" giữa não bộ của trẻ đọc sách và xem điện thoại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì với con trong những ngày nghỉ học vì Covid-19
- 03-02-2020Nhìn bức ảnh chụp não bộ của hai đứa trẻ: thường xuyên đọc sách và thường xuyên xem điện thoại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì với con
Cúi xuống xem điện thoại có thể tạo thêm trọng lực nặng khoảng 27,2kg lên cột sống của bạn, tùy vào từng góc độ. Đó là kết luận được rút ra từ một nghiên cứu của bác sĩ phẫu thuật cột sống, tiến sĩ Kenneth Hansraj và được công bố trên tạp chí Phẫu thuật công nghệ quốc tế.
Nghiên cứu cho biết mọi người dành trung bình 2-4 giờ mỗi ngày với tư thế nghiêng đầu xuống nhìn điện thoại trong các hoạt động như nhắn tin, lướt web, kiểm tra công việc... Trong suốt một năm, thời gian đó cộng thêm 700 đến 1.400 giờ căng thẳng trên cột sống cổ. Theo thời gian, điều này gây ra tư thế gập người về phía trước và làm tăng nguy cơ hao mòn cột sống.
Chuyên gia quản lý cơn đau, tiến sĩ Robert Bolash, cho biết: "Thông thường, tỷ lệ đau cổ tăng lên theo tuổi tác. Nhưng ngày nay chúng tôi đang khám và điều trị nhiều bệnh nhân hơn - những bệnh nhân trẻ hơn - những người chưa từng bị chứng đau cổ trước đây. Mà phần lớn nguyên nhân liên quan đến sử dụng điện thoại thông minh".
Tiến sĩ Bolash nói thêm: "Nhìn xuống và cúi đầu về phía trước sẽ thay đổi độ cong tự nhiên của cổ. Theo thời gian, sự lệch lạc đó có thể làm căng cơ và gây mòn các cấu trúc của cổ".
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn cúi đầu xuống điện thoại di động trong thời gian dài, khi bạn nghiêng về phía trước một góc 15 độ, cột sống cổ sẽ chịu khoảng 1,8kg; Khi bạn nghiêng về phía trước một góc 30 độ, cột sống cổ chịu khoảng 16,3kg; khi bạn nghiêng người về phía trước một góc 60 độ, trọng lượng của cột sống cổ có thể lên tới 24,5kg.
Quá trình cúi đầu sẽ làm tăng áp lực lên cột sống cổ, khiến cột sống cổ bị cong, từ đó sinh ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ .
Đối với những người có tình trạng sức khỏe kém, nếu đột ngột nhìn lên khi cúi đầu sẽ gây thiếu máu cục bộ tạm thời lên não, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt.
Bên cạnh đau cơ, liên tục cúi xuống xem điện thoại có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Ngồi trong tư thế cúi xuống sẽ hạn chế khả năng giãn nở của phổi, làm suy giảm dung tích phổi. Thêm vào đó, hít ít oxy hơn có nghĩa là tim của bạn cần phải bơm mạnh hơn để phân phối nhiều máu mang oxy đi khắp cơ thể.
Tiến sĩ Hansraj viết trong báo cáo: "Gần như không thể tránh khỏi những vấn đề này. Nhưng mọi người có thể thực hiện các bước phòng ngừa bằng cách nhìn vào điện thoại của mình với một tư thế tốt, tức là đứng thẳng, nhìn thẳng".
Ngoài cúi xem điện thoại, 3 việc này cũng có thể gây hại cho cột sống cổ
1. Massage không đúng cách
Khi cột sống cổ khó chịu, xoa bóp đúng cách có thể làm giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu không nắm vững phương pháp và xoa bóp theo ý muốn một cách mù quáng có thể sẽ càng làm nặng thêm tình trạng tổn thương cột sống cổ, từ đó đẩy nhanh quá trình bệnh lý cột sống cổ và gây sang chấn tại chỗ.
Trường hợp nhẹ có thể bị phù nề, trường hợp nặng có thể bị rách dây chằng. Đối với chứng hẹp ống sống cổ và không ổn định cột sống cổ, tốt nhất không nên xoa bóp. Nếu muốn massage, xoa bóp cho dễ chịu, nên tới những cơ sở chuyên môn có những chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp.
2. Nằm gối quá cao
Theo bác sĩ chỉnh hình Andrew Bang tại Cleveland Clinic, loại gối bạn chọn để ngủ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn khi thức dậy vào buổi sáng. Gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến độ cong của cột sống cổ, lâu ngày sẽ sinh ra bệnh. Khi ngủ, chúng ta dùng gối quá cao, sẽ giống như tình trạng cúi đầu, nghiêng đầu liên tục, khiến cơ xương cổ không được nghỉ ngơi, các cơ cổ sẽ không được thư giãn tự nhiên, phần cơ phía áp vào gối bị kéo căng, khiến cơ bắp căng thẳng, dễ gây mệt mỏi.
Ngược lại, nếu không có gối, lâu ngày các dây chằng ở cổ sẽ bị căng, khi đó sẽ gây căng thẳng, không có lợi cho sức khỏe của cột sống cổ.
Vì vậy, gối dùng khi ngủ phải chọn loại có độ cao bình thường, không quá cao cũng không quá thấp.
3. Đi giày cao gót
Tưởng chừng không có liên quan nhưng thực tế, đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ khiến xương chậu nghiêng về phía trước, tăng độ cong của cột sống, giảm diện tích tiếp xúc giữa các đốt sống cổ, thúc đẩy lực tập trung của đốt sống cổ và thắt lưng, tăng áp lực lên đốt sống cổ... từ đó dễ gây chấn thương đốt sống cổ.
Theo Hiệp hội nắn xương Hoa Kỳ, có đến 1/3 phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên bị một số loại tổn thương vĩnh viễn. Ngoài việc gây tổn thương cho bàn chân (ví dụ như móng chân mọc ngược, ngón chân và gân chân bị tổn thương, viêm cân gan chân, ngón tay cái...), đi giày cao gót liên tục còn có thể dẫn đến đau thắt lưng, cột sống và đau cổ.
Vì vậy, vì sức khỏe của cột sống cổ, nên đi giày cao gót càng ít càng tốt.
Tổ quốc