Người bị tiểu đường nên nhớ "3 bớt, 2 nữa" nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ
Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát có liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Do đó, bạn cần sửa ngay để cải thiện tình trạng đường huyết trong cơ thể.
- 09-11-2021Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ 7 thói quen liên quan đến BÀN CHÂN để cải thiện tình trạng bệnh...
- 09-11-2021Trước khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ trải qua 3 lần thay đổi rõ rệt, cần làm ngay 2 việc để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm
- 09-11-20214 loại thực phẩm ngon miệng nhưng khiến đường huyết tăng rất nhanh, người có nguy cơ tiểu đường nên hạn chế tối đa
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bạn duy trì được thói quen ăn uống hợp lý, điều độ thì chẳng lo lượng đường trong máu thay đổi bất thường. Điều này cũng phần nào giúp giảm nguy cơ gây ra các biến chứng như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...
Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh tiểu đường thường chưa có ý thức cao trong việc phòng chống bệnh. Ngoài ra, có một số người còn không biết rõ mình đang có những tín hiệu mắc bệnh tiểu đường nên vẫn vô tư ăn uống thoải mái.
Để cải thiện tình trạng bệnh, người bị tiểu đường nên thuộc nằm lòng quy tắc "3 bớt, 2 nữa" sau đây nhé!
*3 bớt:
1. Bớt ăn thức ăn có nhiều đường
Nhiều người biết rõ mình mắc bệnh tiểu đường nhưng lại không thể kiểm soát mồm miệng được. Do đó, họ thường nạp vào cơ thể lượng đường cao và khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn.
Trong trường hợp muốn ăn đồ ngọt, bạn nên hạn chế tiêu thụ lượng thực phẩm chủ yếu trong ngày để đạt được hiệu quả cân bằng và đồng thời sẽ ngăn chặn được sự gia tăng đường huyết trong cơ thể.
2. Bớt ăn đồ cay
Đối với hầu hết những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao thì họ lại thích ăn cay hơn. Nhưng suy nghĩ ăn đồ cay sẽ không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là hoàn toàn sai lầm. Bởi thức ăn cay dễ gây kích thích thần kinh não và làm máu lưu thông nhanh hơn, từ đó có thể làm tăng nguy cơ tai biến và gây ức chế quá trình bài tiết insulin. Điều này cũng dễ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
3. Bớt thức khuya
Một trong những điều tối kỵ đối với người bệnh tiểu đường là thức khuya, thức khuya không chỉ làm tăng gánh nặng cho các chức năng của cơ thể mà còn phá hủy cơ chế điều hòa nội tiết, từ đó làm xuất hiện thêm các triệu chứng bất lợi và làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.
*2 nữa:
1. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa
Bệnh nhân tiểu đường có thể ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống và uống thuốc đúng giờ. Ngoài ra, họ cũng có thể bổ sung một số chất dinh dưỡng để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
2. Tập thể dục nhiều thêm nữa
Bệnh nhân có lượng đường trong máu cao có thể thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu để cải thiện tình trạng bệnh. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng, những bệnh nhân tập thể dục thường xuyên dễ kiểm soát lượng đường trong máu hơn những người ít tập thể dục. Thay vì dùng điện thoại, bạn hãy dành thời gian đứng lên vận động nhiều hơn để giúp giảm bớt nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể.
Nguồn: Sohu
Pháp luật và bạn đọc
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"