Người càng cao tuổi thọ càng ngắn là đúng hay sai, khoa học lên tiếng: Bất kể nam hay nữ, tuổi thọ đều được đo bằng 4 con số ''biết nói'' này
Sống thọ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để biết cơ thể có khỏe mạnh và sống lâu hay không, hãy đối chiếu với những con số dưới đây.
- 17-11-20214 món mà nhân viên nhà hàng tuyệt đối không gọi khi ăn lẩu ở ngoài, không chỉ nhiều chất phụ gia, nguồn gốc không rõ ràng khiến nguy cơ bệnh tật tăng cao
- 17-11-20216 bí quyết trường thọ của người Nhật được cả thế giới công nhận: Đa phần chúng ta lơ là ở điều số 2, vậy mong gì sống lâu, sống khoẻ!
- 17-11-2021Người tuổi thọ ngắn thường có 4 dấu hiệu cực kỳ dễ nhận biết, trước 45 tuổi mà có hơn 1 điểm thì sức khỏe thực sự đáng báo động
Tất cả chúng ta đều mong muốn sở hữu chiều cao lý tưởng và "sống lâu trăm tuổi". Nhưng có quan điểm cho rằng người càng cao thì tuổi thọ càng giảm, và ngược lại những người nhỏ nhắn có xu hướng sống lâu hơn.
“Người cao không dễ sống lâu”, câu nói này xuất phát từ đâu?
Nhận định này được đưa ra từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học California, Hoa Kỳ. Sau khi nghiên cứu với 10.000 bệnh nhân ung thư, giáo sư Leonard Nuone phát hiện ra rằng số lượng tế bào cơ thể tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong đó có 3 loại ung thư liên quan đến chiều cao, đó là ung thư đường ruột, ung thư thận và ung thư hạch.
Vì vậy có quan điểm cho rằng người cao có nhiều tế bào hơn người thấp nên xác suất đột biến tế bào cao hơn. Tuy nhiên chỉ từ nghiên cứu này, chúng ta chưa thể để đưa ra kết luận rằng người cao có tuổi thọ thấp hơn.
Lý do là bởi mẫu không đủ lớn, thứ hai là đối tượng chỉ giới hạn trong các bệnh nhân ung thư. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ rất phức tạp và không chỉ có riêng ung thư. Do đó, dựa trên dữ liệu hiện tại, việc kết luận chiều cao quyết định tuổi thọ là không chính xác.
Những người cao phải chấp nhận một số "sự thật phũ phàng"
Đối với những người có chiều cao vượt trội, họ thường nổi bật giữa đám đông. Những người này thường phát triển từ khá sớm. Lúc này cột sống của họ chưa được định hình, nếu thường ngồi sai tư thế thì cơ thể có xu hướng bị gù lưng.
Nhìn chung bàn ghế, giường của trường học thường được thiết kế theo chiều cao trung bình của học sinh, người bình thường không nghĩ là ngắn nhưng người cao thì rất ngắn. Những đứa trẻ cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa có xu hướng bị gù lưng sau một thời gian dài.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Cao quá hay thấp quá đều có những bất lợi riêng. Tuy nhiên, theo quan điểm sức khỏe, chiều cao lý tưởng của nam giới là từ 165-168cm. Có một điều cần lưu ý rằng chỉ cần cơ thể khỏe mạnh thì dù cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ.
"Con số trường thọ" là như thế nào? Dưới đây là 4 chỉ số quan trọng chỉ ra khả năng sống lâu của một người.
1. Chỉ số BMI
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một thước đo sử dụng chiều cao và cân nặng để tính xem cơ thể của bạn có khỏe mạnh hay không. BMI có tính đến các biến thể tự nhiên của hình dạng cơ thể, chỉ ra phạm vi cân nặng hợp lý cho một chiều cao cụ thể.
Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, chỉ số BMI không giống nhau. Đối với những người trẻ tuổi, chúng ta nên duy trì ở ngưỡng 25. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim và gan nhiễm mỡ.
Người trung niên và cao tuổi kiểm soát trong khoảng 27,9 sẽ tốt hơn. Ở ngưỡng này, chúng ta có thể hạn chế việc ngã gãy xương, bổ sung đủ mỡ và cơ giúp cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu bạn không chỉ thừa cân mà còn có vòng eo lớn thì phải hết sức lưu ý vì có khả năng gặp phải các bệnh về chuyển hóa.
2. Số đo vòng eo
Nam giới không quá 90 cm, nữ giới không quá 85 cm.
Chắc hẳn mọi người đều nhận thấy rằng mỡ ở bụng rất dễ phát triển, về cơ bản thì bụng là nơi tích mỡ đầu tiên. Thường xuyên ngồi lâu, ít vận động, không uống nước đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ vùng bụng khiến vùng này càng ngày càng béo.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Mỡ bụng không chỉ giới hạn ở lớp đệm thừa nằm ngay dưới da (mỡ dưới da) mà còn gây ra chất béo nội tạng. Bất kể trọng lượng tổng thể của bạn là bao nhiêu, mỡ bụng sẽ làm tăng các nguy cơ như bệnh tim mạch, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2, ung thư đại trực tràng, chứng ngưng thở lúc ngủ, huyết áp cao...
Do đó chúng ta cần kiểm soát số đo vòng bụng của mình để có thể kịp thời điều chỉnh, tránh gây ra những căn bệnh đáng tiếc.
3. Tỷ lệ chất béo cơ thể
Nam giới không quá 25%, nữ giới không quá 30%
Các vấn đề như gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, rối loạn nội tiết, hội chứng đa nang… đều liên quan đến việc nạp quá nhiều chất béo. Hơn nữa, lượng mỡ trong cơ thể cao sẽ khiến chúng ta trông béo hơn.
Nếu so sánh hai người có cân nặng và chiều cao tương đương nhau, nhưng cơ thể một người có tỷ lệ mỡ cao hơn thì nhìn từ ben ngoài sẽ thấy người này béo hơn, đặc biệt là vùng bụng và khuôn mặt. c
4. Chu vi cổ
Nam giới không quá 38 cm, nữ giới không quá 35 cm.
Một số người sẽ tỏ ra nghi ngờ khi nhắc đến con số này. Hầu hết chúng ta đều nghe đến số đo trên cơ thể nhưng chưa nghe nói đến chu vi cổ. Tại sao chu vi cổ lại liên quan đến tuổi thọ?
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Vì cổ có đường thở và là bộ phận quan trọng trong quá trình hô hấp của con người. Nếu đường thở bị tắc thì quá trình hô hấp cũng khó khăn hơn. Ví dụ, bệnh nhân béo phì có cổ đặc biệt dày, đường thở của họ bị cản trở bởi chất béo. Do đó tình trạng OSA (chứng ngưng thở khi ngủ) dễ xuất hiện vào ban đêm.
Mỗi người nên đối chiếu các chỉ số của bản thân với các con số ở trên để xem liệu cơ thể của bạn có đáp ứng các tiêu chuẩn này hay không. Nếu tất cả chúng đều nằm trong ngưỡng an toàn, chúng có thể tiến gần hơn một bước đến việc kéo dài tuổi thọ.
Có thể nhiều người mong muốn một cơ thể mảnh mai hoặc các tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên sức khỏe nên được ưu tiên. Trước hết chúng ta cần học cách yêu cơ thể của mình và duy trì những thói quen tốt để các cơ quan luôn khỏe mạnh.
Tóm lại, tuổi thọ của mỗi người không dựa trên chiều cao. "Con số trường thọ" thực chất là kết quả của sự những thói quen lành mạnh trong một thời gian dài.
Theo Abolouwang, Mayoclinic