MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người có đường huyết cao sẽ có 4 vấn đề này ở miệng: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này

09-04-2022 - 10:20 AM | Sống

Người có đường huyết cao sẽ có 4 vấn đề này ở miệng: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này

Sâu răng, khô miệng...có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết của bạn tăng cao.

Có rất nhiều biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và bệnh về răng miệng cũng là một trong số đó. Nếu bạn muốn biết liệu lượng đường trong máu của bạn có được kiểm soát tốt hay không, hãy xem liệu bạn có đang xuất hiện vấn đề về răng miệng nào dưới đây không:

1. Khô miệng

Bạn có thể có nguy cơ bị tăng lượng đường trong máu nếu bạn bị khô miệng một cách khác thường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt.

Người có đường huyết cao sẽ có 4 vấn đề này ở miệng: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

2. Sâu răng

Tình trạng tăng đường huyết trong thời gian dài của bệnh nhân đái tháo đường sẽ khiến lượng nước bọt được sản xuất ít hơn, từ đó, hiệu quả tự làm sạch của răng cũng bị suy yếu. Môi trường này rất thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám, gây nên hiện tượng sâu răng. Do đó, tỷ lệ sâu răng ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn hẳn so với người bình thường.

Nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây viêm tủy răng hoặc viêm nha chu, tăng độ khó cho việc điều trị lên rất nhiều.

Người có đường huyết cao sẽ có 4 vấn đề này ở miệng: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

3. Viêm nha chu

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương, chít hẹp các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng. Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường có sức đề kháng bị suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và bệnh nha chu cho bệnh nhân.

Căn bệnh này sẽ làm phá hủy các mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng, khiến răng của bệnh nhân trở nên lỏng lỏng, tụt lợi và có thể dẫn đến mất răng, rất nguy hiểm.

4. Nhiễm nấm miệng

Người có đường huyết cao sẽ có 4 vấn đề này ở miệng: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

 Lượng đường trong máu cao khiến nước bọt tiết ít đi, dẫn đến khô miễng, tạo điều kiện cho nấm xuất hiện và sinh sôi. Theo Express, dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men hoặc nấm là phát triển các mảng trắng trong miệng hoặc lưỡi đỏ khác thường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xác suất người bình thường bị nhiễm nấm miệng là khoảng 8%, trong khi ở bệnh nhân đái tháo đường có thể lên tới 16%. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở những người đeo răng giả và thường đi kèm với hơi thở có mùi. Bệnh sẽ phát triển nhanh nếu lượng đường huyết của bệnh nhân không được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, để hạn chế tối đa bệnh lý này thì bệnh nhân cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên.

Để kiểm soát lượng đường trong máu, cần phải thực hiện 3 điều sau

1. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Muốn duy trì đường huyết ổn định, bạn cần phải đảm bảo lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn có tác dụng thúc đẩy sức khỏe. Ngược lại, các thói quen xấu như thức khuya lâu ngày, ngủ không đủ giấc… sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, gây rối loạn nội tiết  và giảm chức năng đảo tụy.

Bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm chức năng đảo tụy, tiết insulin không đủ, nếu thức đêm thường xuyên sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, việc duy trì một thời gian biểu đều đặn là rất quan trọng.

2. Kiểm soát chế độ ăn uống 

Người có đường huyết cao sẽ có 4 vấn đề này ở miệng: Muốn đường huyết ổn định phải tuân thủ 3 quy tắc này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Internet

 Bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống của bản thân để duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu.Người có đường huyết cao nên biết cách "giữ" miệng trong ăn uống, không tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và nhiều calo.Ă n quá nhiều đường sẽ làm tăng áp lực chuyển hóa đường trong cơ thể, nếu insulin tiết ra không đủ, đường huyết sẽ dễ dàng tăng cao. Vì vậy, để duy trì đường huyết ổn định tốt hơn, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

3. Siêng năng tập thể dục

Một số người thường sẽ bị béo phì trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Béo phì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh xơ gan và các bệnh mãn tính như cao huyết áp, lipid máu cao và tiểu đường.Để ổn định đường huyết, bạn cần kiểm soát cân nặng của bản thân, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, đồng thời bổ sung đủ chất sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn và trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành phần glycogen.

(Theo Toutiao)

https://cafef.vn/nguoi-co-duong-huyet-cao-se-co-4-van-de-nay-o-mieng-muon-duong-huyet-on-dinh-phai-tuan-thu-3-quy-tac-nay-20220408231937078.chn

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên