Người đàn ông cấp cứu vì loét dạ dày nghiêm trọng: 'Thủ phạm' là 1 thói quen tai hại vào buổi sáng
Một bệnh nhân nam, 50 tuổi ở Đài Loan, Trung Quốc đã phải cấp cứu vì loét dạ dày sau khi uống cà phê sai cách.
- 27-08-20245 thói quen ăn uống không liên quan đến thực phẩm nhưng sớm muộn gì bệnh dạ dày, tiểu đường, ung thư cũng ghé thăm
- 23-08-20244 kiểu bữa sáng “ngược đãi” lá lách và dạ dày nhưng nhiều người tưởng vừa ngon vừa bổ
- 18-08-20244 thực phẩm nên dùng cho bữa sáng, nuôi dưỡng dạ dày, giảm cholesterol
Nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm khi uống cà phê buổi sáng
Mới đây, trong chương trình "Doctors are so hot", chuyên gia Trương Ngữ Hy làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam, 50 tuổi, đến viện khám trong tình trạng đau bụng dữ dội, buồn nôn. Bệnh nhân được chẩn đoán loét dạ dày nghiêm trọng. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc, tình trạng sức khỏe đã được cải thiện.
Khi khai thác về thói quen ăn uống, bệnh nhân cho biết bản thân có thói quen uống cà phê đen thay cho bữa sáng trong thời gian dài.
"Tôi đọc được thông tin uống cà phê buổi sáng tốt cho sức khỏe nên buổi sáng tôi chỉ uống cà phê đen và không ăn sáng. Tôi đã duy trì thói quen này được một thời gian", bệnh nhân nói.
Chuyên gia dinh dưỡng Trương Ngữ Hy cho biết, uống cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng uống không đúng cách lại có thể gây hại.
Chuyên gia giải thích rằng trong cà phê có chứa caffeine, có thể cà phê kích thích sản xuất axit trong dạ dày. Axit dạ dày có chức năng phân hủy thức ăn, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường ruột và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Uống cà phê khi bụng đói có thể tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày vì lúc này trong bụng không có thức ăn để axit dạ dày phân hủy, axit sẽ tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn, trào ngược axit và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ngoài các vấn đề về dạ dày, uống cà phê lúc đói còn gây ra một số vấn đề sức khỏe khác như gây tăng đường huyết, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy, nôn nao, ảnh hưởng tới nhịp tim và tăng cảm giác căng thẳng.
Sau khi nghe chuyên gia giải thích, bệnh nhân vô cùng hối hận: “Tôi không ngờ nó lại là nguyên nhân khiến bản thân bị loét dạ dày”.
Nên uống cà phê vào thời điểm nào?
Chuyên gia dinh dưỡng Trương Ngữ Hy khuyên mọi người nên uống cà phê trong vòng 1-2 tiếng sau khi ăn sáng để hạn chế gặp phải tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý khi sử dụng cà phê để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 1-2 tách cà phê mỗi ngày và không nên tiêu thụ quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 4-5 tách cà phê).
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, những người đang dùng thuốc hoặc mắc các vấn đề sức khỏe khác cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cà phê.
- Hạn chế cho thêm đường, sữa đặc, kem béo vào cà phê để không làm tăng lượng calo.
- Không uống cà phê sau 3 giờ chiều, không uống cà phê quá muộn vì có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Đời sống & pháp luật