Người dùng Twitter nổi giận, tung bằng chứng tố cáo Elon Musk kiếm lời hàng chục triệu USD từ thao túng giá Bitcoin
Người dùng Twitter này tìm ra bằng chứng cho thấy, dường như Tesla đã bán đi Bitcoin trước khi nó giảm giá mạnh và sau đó mua lại, với khoản chênh lệch lên tới hàng chục triệu USD.
- 17-05-2021Cổ phiếu tăng 5.500%, CEO công ty Nhật Bản tiết lộ bí quyết không ngờ: Tăng lương cho nhân viên!
- 17-05-2021Elon Musk ám chỉ Tesla đã bán sạch 1,5 tỷ USD Bitcoin, giá đồng tiền này trượt mốc 45.000 USD
Chỉ bằng các dòng tweet của mình, tỷ phú Elon Musk đã làm chao đảo thị trường tiền ảo trong tuần qua, đặc biệt với Bitcoin. Với tuyên bố dừng sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán khi mua xe Tesla, ông Musk đã khiến giá đồng tiền ảo nổi tiếng nhất thế giới này tụt dốc trong vài ngày qua.
Mới đây nhất, giá Bitcoin lại một lần chìm trong sắc đỏ khi ông Musk dường như đồng tình với một dòng tweet cho rằng Tesla đã bán hết lượng Bitcoin trị giá khoảng 1,5 tỷ USD mà họ từng tuyên bố nắm giữ vào đầu năm nay. Động thái này đã làm giá Bitcoin tiếp tục rơi xuống mức 42.000 USD, mức thấp nhất từ giữa tháng Hai đến nay.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Tesla thực sự quan tâm đến môi trường như thông báo trong dòng tweet của họ. Tuy nhiên, một người dùng Twitter có tên "This is Bullish" phát hiện ra rằng, trong khi dìm giá Bitcoin xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều tháng nay, dường như Tesla đang âm thầm kiếm lời từ hành động thao túng giá này.
Dòng tweet tố cáo Elon Musk cố tình thao túng giá Bitcoin để trục lợi
Kết luận này đến từ sự trùng hợp đến bất ngờ trong thời điểm đăng tải dòng tweet của ông Musk với việc khoảng 10.000 Bitcoin (tương đương 490 triệu USD với mức giá 49.000 USD) được chuyển vào địa chỉ ví điện tử của Tesla trên sàn Coinbase.
Cụ thể, khoảng 10 giờ 54 phút sáng ngày 13 tháng 5 (theo giờ Mỹ) là lúc ông Musk đăng tải dòng tweet của mình chỉ trích mức độ tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng của Bitcoin. Chỉ khoảng 3 phút sau đó, đến 10 giờ 57, dòng tweet đã nhanh chóng làm giá Bitcoin tụt dốc nhanh chóng, từ 54.000 USD xuống còn 49.000 USD.
Chỉ vài phút sau khi dòng tweet của ông Musk được đăng tải, giá Bitcoin tụt xuống mức 49.000 USD và khoảng 10.000 Bitcoin đã được chuyển vào
Đây cũng là thời điểm ghi nhận một giao dịch trị giá hơn 10.000 Bitcoin được chuyển tới địa chỉ ví điện tử được cho là của Tesla trên sàn Coinbase – địa chỉ ví điện tử này từng mua khoảng 12.000 Bitcoin với mức giá hơn 40.000 USD vào ngày 02 tháng Một năm 2021.
Thời điểm mua vào Bitcoin của địa chỉ ví điện tử được cho thuộc về Tesla
Đáng nói hơn, người dùng Twitter này còn nhận được xác nhận từ Coinbase rằng, trước khi đăng tải dòng tweet này, địa chỉ ví điện tử trên cũng đã bán khoảng 10.000 Bitcoin ra thị trường (tương đương số tiền 540 triệu USD khi Bitcoin đang có giá 54.000 USD). Tuy nhiên, do khả năng xử lý của Coinbase, thời điểm của giao dịch được ghi nhận muộn hơn một chút so với thời điểm đăng tải dòng tweet của ông Musk.
Biểu đồ cho thấy, trước khi dòng tweet của ông Musk được đăng tải, hơn 19.000 Bitcoin đã được chuyển tới các sàn giao dịch để mua bán.
Nói cách khác, "This is Bullish" cho rằng, trước khi ông Musk đăng tải dòng tweet của mình, 10.000 Bitcoin đã được Tesla bán ra ở mức giá 54.000 USD và thu về khoảng 540 triệu USD. Một vài phút sau đó, khi dòng tweet này dìm giá Bitcoin sụt giảm đến 10% xuống mức 49.000 USD, địa chỉ ví điện tử được cho thuộc về Tesla đã âm thầm mua lại 10.000 Bitcoin đã bán ra đó với số tiền chỉ 490 triệu USD.
Và chỉ bằng một dòng tweet của ông Musk, Tesla đã kiếm được khoảng 50 triệu USD tiền chênh lệch mà vẫn duy trì được lượng Bitcoin như ban đầu trong ví điện tử của mình. Điều này cũng đúng như cam kết của Elon Musk trong dòng tweet - "Tesla không bán bất kỳ Bitcoin nào".
Tuy nhiên, với đặc tính ẩn danh của tiền mã hóa, rất khó chứng minh địa chỉ ví điện tử thực hiện các giao dịch này thuộc về Tesla, mà chỉ có những bằng chứng gián tiếp suy luận ra điều đó. Ngay cả như vậy, rõ ràng thị trường tiền ảo đang cho thấy sự biến động khó lường từ ảnh hưởng của những người nổi tiếng như Elon Musk, hay trước đây là John McAfee.
Pháp luật và bạn đọc