MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người giàu kẻ nghèo, thực chất đã được xác định từ rất sớm: Thói quen rèn luyện được từ khi còn nhỏ là yếu tố THEN CHỐT tạo nên vận mệnh cuộc sống khác biệt

18-09-2021 - 19:18 PM | Sống

Người giàu kẻ nghèo, thực chất đã được xác định từ rất sớm: Thói quen rèn luyện được từ khi còn nhỏ là yếu tố THEN CHỐT tạo nên vận mệnh cuộc sống khác biệt

Cách trưởng thành tốt nhất là tự mình trưởng thành, cách kiểm soát cuộc sống tốt nhất là tự chủ cuộc sống. Động lực lành mạnh nhất đều bắt nguồn từ cảm giác kiểm soát, gánh vác và tự chủ.

Mỗi năm trong kỳ thi tuyển sinh đại học, sẽ có những thí sinh không ngừng nỗ lực phấn đấu muốn thông qua việc chăm chỉ học tập để thay đổi vận mệnh của mình.

Năm nay, ở An Huy có một thí sinh tên là Chu Đồng. Từ nhỏ tới lớn, Chu Đồng luôn là một học sinh vô cùng xuất sắc. Năm 2019 khi đang học năm thứ hai trung học, Chu Đồng đã được tuyển thẳng vào lớp thiếu niên của Học viện Khoa học Trung Quốc.

Chu Đồng cần phải đi chụp ảnh thẻ để hoàn thiện hồ sơ nhập học, nào ngờ trên đường đi bị một chiếc xe tải tông trúng. Chân trái bị chấn thương rất nặng, bắt buộc phải cưa chân.

Trong 7 tháng nằm trong bệnh viện, Chu Đồng đã thực hiện tổng cộng 8 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ.

Nhưng tai nạn đó cũng không thể đánh gục được ý chí và nhiệt huyết học tập của cậu. Chu Đồng nằm trên giường bệnh tự học, nỗ lực phục hồi sức khỏe, quay lại trường tiếp tục học ngay sau khi xuất viện.

Năm nay, cậu tham gia chương trình tuyển sinh nâng cao năng lực bản thân của Đại học Thanh Hoa đạt 684 điểm, xếp thứ 171 toàn tỉnh.

Mỗi khi nhìn thấy một câu chuyện truyền cảm hứng như vậy, nhiều bậc cha mẹ đều sẽ thốt lên câu: "Con nhà người ta".

Trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, Chu Đồng vẫn luôn kiên trì học, nỗ lực không ngừng. Vậy mà, có rất nhiều bạn có điều kiện tốt về mọi mặt nhưng lại phải đợi người khác thúc giục, ép buộc thì mới chịu bỏ điện thoại xuống đi học một lúc.

Đây là điểm khác biệt rất lớn giữa những đứa trẻ biết và không biết tự giác kỉ luật.

Người giàu kẻ nghèo, thực chất đã được xác định từ rất sớm: Thói quen rèn luyện được từ khi còn nhỏ là yếu tố THEN CHỐT tạo nên vận mệnh cuộc sống khác biệt - Ảnh 1.

(1)

Điều gì quyết định một đứa trẻ có thể tự giác kỷ luật?

Vương Uy là một nhân viên giao hàng 26 tuổi, anh đạt 623 điểm trong kỳ thi đại học, thành tích đứng thứ 1.300 sinh viên khoa học tỉnh Hồ Bắc.

Sau khi nhận được kết quả, thay vì ăn mừng một cách vui vẻ, anh lại rất bình tĩnh tiếp tục đi giao đồ ăn. Vương Uy nói rằng anh là một bài học thất bại.

Hóa ra ngay từ năm 2013, anh đã thi đỗ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc với số điểm 590, chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm và khoa học.

Cứ tưởng mười năm đèn sách cuối cùng cũng gặt hái được thành quả xứng đáng, nhưng nào ngờ sau khi học ở Bắc Kinh, anh lại rơi vào một khoảng trống tâm lý rất lớn.

Trong môi trường trước đây, anh ấy là một học sinh xuất sắc, là "con nhà người ta" trong mắt các bạn cùng lớp. Nhưng khi đến Bắc Kinh, anh ấy nhận thấy bất luận là thành tích học tập hay tầm hiểu biết của mình đều kém hơn rất nhiều so với các bạn. Chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm và khoa học cũng không phải là ngành mà anh theo đuổi.

Bối rối lạc lõng tự ti chán nản, anh bắt đầu tìm niềm vui bằng cách chơi game.

Anh chơi game và để uổng phí bốn năm học. Khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học và thấy mình trượt rất nhiều môn, anh quyết định bỏ học.

Sau khi bỏ học, Vương Uy làm công việc bán thời gian và bắt đầu làm nhân viên giao hàng từ tháng 6 năm ngoái.

Bước chân ra ngoài xã hội khiến anh càng ý thức được việc học thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với mình. Vì vậy, vào tháng 10 năm ngoái anh đã quyết định học lại để thi đại học lần hai.

Cho nên khi nhận được kết quả, anh vẫn tiếp tục giao đồ ăn cho khách để kiếm tiền học phí.

Từ nhỏ tới lớn, chúng ta luôn bị ba mẹ yêu cầu phải trở thành những đứa trẻ hiểu chuyện, có chí tiến thủ. Điểm số cao, thành tích tốt là điều quan trọng nhất.

Nhưng có rất ít bậc cha mẹ giải thích cho con hiểu, tại sao con lại phải học và tại sao con phải luôn tự giác kỷ luật?

Chúng ta thường nghe cha mẹ nói: "Học thì ấm vào thân, học cho mình chứ học cho ai…"

Nhưng khi một người chưa có khả năng sống tự lập, vẫn còn phụ thuộc vào sự kiểm soát của cha mẹ thì mục tiêu sống, tương lai là khái niệm quá đỗi mơ hồ.

Con trẻ bắt buộc phải trải qua một số tôi luyện trong cuộc sống, được chỉ dẫn đúng đắn mới có thể hiểu rằng tự giác kỷ luật không phải để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ và yêu cầu của giáo viên, mà là để bản thân có thể trở nên tốt hơn.

Người giàu kẻ nghèo, thực chất đã được xác định từ rất sớm: Thói quen rèn luyện được từ khi còn nhỏ là yếu tố THEN CHỐT tạo nên vận mệnh cuộc sống khác biệt - Ảnh 2.

(2)

Điều quan trọng nhất của cha mẹ là hướng dẫn trẻ thế nào là sống tự lập.

Tuy nhiên, trước áp lực cuộc sống, giữa bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền, các bậc cha mẹ lại vô tình biến những kỳ vọng của mình vào con cái trở thành áp lực. Áp lực khiến những đứa trẻ ngày càng mất dần kỳ vọng về sự trưởng thành của bản thân.

Làm sao để một đứa trẻ trở thành một đứa trẻ tự giác, học tập một cách có ý thức thay vì học do bị kiểm soát bắt ép?

Trong cuốn sách "Tự mình phát triển", nhóm tác giả bao gồm nhà tâm lý học thần kinh lâm sàng William Stixruder và người sáng lập công ty tư vấn gia đình Ned Johnson, dạy bạn cách để con có thể tự giác và độc lập.

Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều là những bản thể không giống nhau. Tác giả đề xuất phân loại trẻ em ra làm hai nhóm:

Nhóm thứ nhất: Những đứa trẻ vô tư hồn nhiên, có khả năng thích ứng nhanh chóng với mọi hoàn cảnh. Nhóm này có thể chịu được áp lực tương đối cao.

Nhóm thứ hai: Những đứa trẻ nhạy cảm, chỉ có thể phát triển toàn diện nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường hòa thuận, săn sóc và công bằng. Nhóm này có thể chịu được áp lực tương đối thấp.

Tương tự như con trẻ, các bậc cha mẹ cũng được chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất là những bậc cha mẹ luôn sát sao theo dõi mọi cử chỉ hành động của con mọi lúc mọi nơi.

Nhóm thứ hai là những bậc cha mẹ luôn cố gắng bao bọc con hết sức, gỡ bỏ mọi chướng ngại vật trên con đường trưởng thành của con.

Mặc dù đó là vấn đề của con cái nhưng cha mẹ còn lo lắng và vất vả hơn cả chúng. Điều này vô tình khiến con trẻ không tự chủ và dần mất kiểm soát cuộc sống của chính mình.

Cách trưởng thành tốt nhất là tự mình trưởng thành, cách kiểm soát cuộc sống tốt nhất là tự chủ cuộc sống. Động lực lành mạnh nhất đều bắt nguồn từ cảm giác kiểm soát, gánh vác và tự chủ.

Khi còn nhỏ, chúng ta đã quen với phương pháp giáo dục, làm tốt thì sẽ được khen thưởng, làm không tốt thì sẽ bị phạt. Đây thực sự là một chiến lược tạo động lực bên ngoài chứ không phải xuất phát từ ý muốn bên trong.

Người giàu kẻ nghèo, thực chất đã được xác định từ rất sớm: Thói quen rèn luyện được từ khi còn nhỏ là yếu tố THEN CHỐT tạo nên vận mệnh cuộc sống khác biệt - Ảnh 3.

(3)

Các bậc phụ huynh thường hoài niệm rằng thời của họ tan học thì đi chơi, không có lớp học thêm cũng chẳng có lớp năng khiếu, chỉ có một ít bài tập về nhà. Họ than phiền vì sao bây giờ cha mẹ và con cái lại mệt nhọc đến vậy.

Trước đây, chỉ khi đến cấp ba các bậc phụ huynh mới bắt đầu quan tâm đến việc con em mình có thể thi đỗ đại học hay không. Nhưng hiện tại, các bậc phụ huynh đã bắt đầu lo lắng ngay từ khi con họ mới chỉ đang học mẫu giáo hay tiểu học.

Dù trong bất kỳ môi trường và áp lực cạnh tranh nào, chỉ những đứa trẻ nhận thức được chúng đang học vì bản thân thì mới có thể thực hiện được tự giác kỉ luật.

Điều quan trọng nhất trong tự giác kỷ luật bản thân là lắng nghe lời nói và tuân thủ các quy tắc của chính mình.

Vì vậy, mục đích cuối cùng của cha mẹ không phải là dạy con ngoan ngoãn, biết nghe lời mà là dạy con biết điều gì tốt, điều gì có hại, biết cư xử đúng mực,...

Nói cách khác, mục đích của việc nuôi dạy một con trẻ không phải là làm thế nào mới có thể luôn giữ trẻ ở bên, dựa dẫm vào cha mẹ, mà là để chúng học cách tự lập và kiểm soát được cuộc sống của mình.

Con đường của mình thì phải tự mình bước, và những đứa trẻ biết tự kỷ luật sẽ tự tin làm những điều chúng thích hơn, gặt hái thành quả tuyệt vời mà chúng tự tạo ra.

Theo Đình Trọng

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên