MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người lao động các quốc gia không chỉ cạnh tranh với nhau, họ còn phải cạnh tranh với robot

Hannah Davinroy, nghiên cứu về robot công nghiệp tại BloombergNEF, cho biết: "Robot tiếp tục được nâng cấp từ những tiến bộ trong chip máy tính và học máy. Những cải tiến này cho phép chúng đảm nhận các nhiệm vụ độc lập hơn và tăng khả năng thay thế lao động con người".

Tại Nhật Bản, lực lượng lao động suy giảm nhanh chóng, cùng với việc hạn chế nhập cư đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho tự động hóa, khiến quốc gia này trở thành một hình mẫu điển hình cho bối cảnh việc làm trong tương lai.

Dân số ước tính của Nhật Bản đã giảm kỷ lục, 264.000 người trong năm 2017. Hiện tại, số ca tử vong cao hơn trung bình 1.000 người mỗi ngày. Chẳng hạn, khu vực Tohoku ở miền bắc Nhật Bản hiện còn vắng vẻ hơn những năm 1950. 

Tỷ lệ sinh của Nhật Bản từ lâu đã thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,1 trẻ em mỗi phụ nữ - cần thiết để duy trì tăng trưởng. Đối với nhiều nền kinh tế tiên tiến khác, nhập cư không đủ để lấp đầy khoảng trống trong thị trường lao động. 

Gần một phần ba công dân Nhật Bản đã vượt qua ngưỡng 65 tuổi vào năm 2015, nghiên cứu của Viện nghiên cứu an ninh xã hội và dân số quốc gia cho thấy con số này sẽ tăng lên gần 40% vào năm 2050. Bộ phận Dân số của Bộ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc đã đưa ra một ước tính cho Nhật Bản cho thấy dân số nước này sẽ giảm xuống dưới 100 triệu ngay sau giữa thế kỷ 21. Vào cuối thế kỷ, Nhật Bản sẽ mất 34% dân số hiện tại.

Người lao động các quốc gia không chỉ cạnh tranh với nhau, họ còn phải cạnh tranh với robot - Ảnh 1.

Tự động hóa và robot, hoặc để thay thế, hoặc để tăng cường lao động của con người, là những khái niệm quen thuộc trong xã hội Nhật Bản. Theo truyền thống, các công ty Nhật Bản luôn đi đầu trong công nghệ robot. Các công ty như FANUC, Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki, Sony và Tập đoàn Điện lực Yaskawa dẫn đầu trong việc phát triển robot trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Tự động hóa và tích hợp công nghệ robot vào sản xuất công nghiệp cũng là một phần không thể thiếu góp phần vào kỳ tích kinh tế sau chiến tranh của Nhật Bản. 

Kawasaki Robotics bắt đầu sản xuất thương mại robot công nghiệp hơn 40 năm trước. Khoảng 700.000 robot công nghiệp đã được sử dụng trên toàn thế giới vào năm 1995, 500.000 trong số chúng được sử dụng tại Nhật Bản.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những ngành sản xuất hiệu quả nhất ở Nhật Bản, ô tô và điện tử của Nhật Bản chính là những ngành có quy trình sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự động hóa nhất. 

Làn sóng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sắp tới hứa hẹn sẽ có thêm những cải tiến mới để thay thế hoặc tăng cường lao động trong lĩnh vực phi sản xuất (ví dụ, trong vận tải, truyền thông, dịch vụ bán lẻ, lưu trữ và các dịch vụ khác). 

Hannah Davinroy, nghiên cứu về robot công nghiệp tại BloombergNEF, cho biết: "Robot tiếp tục được nâng cấp từ những tiến bộ trong chip máy tính và học máy. Những cải tiến này cho phép chúng đảm nhận các nhiệm vụ độc lập hơn và tăng khả năng thay thế lao động con người".

Mặc dù tự động hóa sẽ không thay thế một nghề nghiệp hoàn toàn trong những thập kỷ tới, nhưng nó có khả năng có tác động đến hầu hết các công việc đến một mức độ nào đó tùy thuộc vào loại hình công việc và các nhiệm vụ liên quan. Ngày nay, với học máy và trí tuệ nhân tạo, tự động hóa đã làm được nhiều hơn và không chỉ gói gọn trong các hoạt động sản xuất thường xuyên và lặp đi lặp lại.

Ngay cả quốc gia đông dân như Trung Quốc, thì các nhà nhân khẩu học ngờ rằng lực lượng lao động đang có xu hướng giảm xuống, vì chênh lệch giới, vì hậu quả của chính sách một con, vì người dân không còn muốn sinh nhiều con.

Lực lượng lao động robot Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ tăng. Điều đó đã gây ra rất nhiều lo ngại cho lao động con người, bởi nó có nghĩa là phần còn lại của lực lượng lao động trên thế giới không chỉ phải cạnh tranh với người lao động Trung Quốc, mà rất có thể còn phải cạnh tranh với robot.

Người lao động các quốc gia không chỉ cạnh tranh với nhau, họ còn phải cạnh tranh với robot - Ảnh 2.

Tuy nhiên, một số bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy rằng, trái với nỗi lo sợ về việc tự động hóa thay thế con người, tăng cường sử dụng robot đã có tác động tích cực đến tăng trưởng việc làm và thu nhập trong nước.

Tính toán của IMF sử dụng dữ liệu cấp tỉnh từ Nhật Bản đã cho ra kết quả, mật độ robot gia tăng trong sản xuất không chỉ khiến năng suất cao hơn, mà còn làm tăng lương và tăng việc làm tại địa phương. Đáng chú ý, những phát hiện này đối nghịch với kết quả phép tính tương tự dựa trên dữ liệu của Hoa Kỳ. Dường như kinh nghiệm của Nhật Bản có thể tạo ra khác biệt đáng kể so với các nền kinh tế tiên tiến khác.

Hoàng An

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên