"Người nhện" ở Hà Nội đu mình trên những tòa nhà chọc trời để mưu sinh
01-07-2023 - 10:22 AM |
Sống
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn Thủ đô, không khó để bắt gặp hình ảnh người công nhân lau kính, sơn tường trong cái nóng "cháy da cháy thịt". Mặc dù công việc khá nguy hiểm nhưng vì miếng cơm, manh áo, họ buộc phải làm công việc này.
26-05-2023
12-01-2023
02-12-2022
01-11-2022
Công việc của những người thợ lau kính vốn đã vất vả, việc treo mình lơ lửng hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng nóng chói chang càng trở nên cực nhọc, nguy hiểm hơn.
Ghi nhận của PV báo điện tử Tổ Quốc tại tòa nhà Lotte Hà Nội, có 9 "Người nhện" đang đu mình ở độ cao hàng trăm mét để vệ sinh bề mặt của tòa nhà cao thứ 2 Hà Nội.
Được biết tòa nhà này cao 272,3m cao thứ 3 Việt Nam. Việc phải đu giữa lưng trời để “rửa mặt” cho những tòa nhà cao tầng là hết sức nguy hiểm.
Để thành những “người nhện” mưu sinh bằng nghề đầy nguy hiểm này, các công nhân đều được đào tạo bài bản về kỹ thuật đu dây, các kỹ năng đảm bảo an toàn lao động…
Một đội lau kính nhà chọc trời thường có 15 người, 4 người canh dây, 9 người lau. Phía dưới mặt đất có thêm hai người giám sát.
Sau khi kiểm tra độ an toàn của các dụng cụ hỗ trợ, công nhân sẽ được “thả” từ trên cao xuống.
Từng ô kính được lau với ba công đoạn: tẩy rửa bằng hóa chất, vệ sinh bằng xà phòng và rửa lại nước sạch. Làm tới đâu cuốn chiếu tới đó.
Để thành những “người nhện”, các công nhân đều được đào tạo bài bản về kỹ thuật đu dây, các kỹ năng đảm bảo an toàn
Một số công nhân chia sẻ, để trụ bám được với nghề này, phải có chút “đam mê mạo hiểm”, yêu nghề, chứ không chỉ đơn thuần làm vì mưu sinh.
Làm công việc nguy hiểm, mức lương của các công nhân khoảng 600 đến 1 triệu/ngày.
Những năm trở lại đây, các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội mọc lên nhiều hơn, nhu cầu lau kính cũng tăng cao.
Nhờ những "người nhện", những tòa nhà cao tầng được gột rửa sạch sẽ, sáng bóng sau một thời gian dài phơi mình giữa nắng mưa, gió bụi.
Một công nhân vệ sinh chia sẻ, thời tiết lý tưởng cho công việc này phải là những hôm trời râm mát, lặng gió nhưng số lượng ngày làm việc lý tưởng ấy rất hiếm hoi. “Để lau kính cho những tòa nhà chọc trời, 'người nhện' phải dày dạn kinh nghiệm, khả năng tập trung cao, làm việc nghiêm túc và có thần kinh rất vững. Không hội đủ những yếu tố ấy thì một là bỏ việc, hai là mất mạng”.
Anh Quang, thợ lau kính 7 năm tuổi nghề cho biết, càng là thợ lâu năm lại càng cẩn trọng bởi đã thấm hơn ai hết những bài học đắt giá, phải đổi bằng tính mạng được người trong nghề truyền tai nhau. “Có người chỉ vì tham làm cho nhanh mà vươn tay lau kính quá xa cũng trượt dây tí chết. Có cậu em vừa tuần trước còn gặp đi mua sơn lăn, tuần sau anh em đã góp tiền mang vòng hoa tới viếng. Bám trụ với nghề, nghe nhiều chuyện buồn, tôi cũng muốn dừng lại nhưng giờ người khôn của khó, không làm thì biết lấy gì nuôi sống bản thân và gia đình”.
Việc nguy hiểm mang lại mức lương tương đối cao so với mặt bằng lương lao động chân tay song số tiền 7 - 8 triệu đồng mỗi tháng thu về vẫn khiến nhiều thợ thấy nản.
Anh Phạm Mạnh Long (26 tuổi Thanh Hóa) chia sẻ: “Dù tiền công mỗi ngày được khoảng 500.000 đồng nhưng tính ra thu nhập cũng chỉ hơn thợ phụ hồ 1 - 2 triệu mà lại nguy hiểm gấp nhiều lần”.
Với những tòa nhà có độ khó cao, thả người xuống đến điểm lau chùi là không dễ dàng, nên để kịp tiến độ bàn giao thì phải làm xuyên buổi trưa. Do vậy, những bữa cơm trưa trên không trung không phải là hiếm.
Anh Trọng một “người nhện” có thâm niên hơn 10 năm làm nghề đánh đu với dây cáp trên 50 tòa nhà cao chọc trọc trời để lau kính, dán kính, kể vui: “Tụi em còn bày cả bàn ăn trên không với thiết bị hít kính. Chắc hẳn không nhiều người có được bữa cơm kiểu ấy. Vừa ăn vừa ngắm cảnh từ trên cao, rất thú vị”. Với những công nhân như Trọng, việc lơ lửng trên những tòa nhà cao hơn 100m là chuyện quá đỗi quen thuộc.
“Treo mình trên không trung là việc vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, tụi em luôn cảnh giác cao độ, kiểm tra kỹ lưỡng mọi điều kiện trước khi thả mình xuống”, Trọng cho biết.
Những “điều kiện” đó, theo người làm nghề thâm niên như Trọng, trước tiên phải là điều kiện thời tiết. Trời có gió nhất định không làm vì sẽ vô cùng nguy hiểm. Dây cáp phải kiểm tra từng centimet, mấu cột dây cũng phải đảm bảo an toàn. Và quan trọng nhất là sức khỏe. Nếu sức khỏe của người thợ dù làm lâu năm không đảm bảo thì không thể đeo đu lên được, bởi chỉ cần chóng mặt, đau đầu thì ở độ cao đó sẽ dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Những con người nhỏ bé đang thoăn thoắt làm việc trên cao khiến không ít người nhìn lên phải lắc đầu, bái phục.
Những ngày nắng như đổ lửa, họ phải gồng mình chống chọi với cái nóng hắt ra từ ô cửa kính.
Theo Tổ quốc
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
https://toquoc.vn/nguoi-nhen-o-ha-noi-du-minh-tren-nhung-toa-nha-choc-troi-de-muu-sinh-20230630170412559.htm
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM