Người phụ nữ nhặt được chiếc vòng cổ hơn 600 triệu đồng, khi đem trả thì bị mắng té tát: Đâm đơn kiện lại bị bác bỏ vì lý do không ai ngờ
Người phụ nữ không biết rằng hành động bất cẩn của bản thân có thể bị người nhận kiện ra tòa.
- 15-10-2024Người phụ nữ chi 66 triệu đồng mua vòng ngọc qua mạng, 4 tháng sau đâm đơn tố cáo người bán vì nghi hàng giả: Kết quả suýt bị kiện ngược
- 15-10-2024Người phụ nữ bị vàng mắt, vàng da tăng gấp 20 lần khi thường xuyên uống giảo cổ lam, cà gai leo
- 15-10-2024Đẻ liền tù tì 13 con, người phụ nữ bất ngờ nhận được món quà đặc biệt
- 15-10-2024Người phụ nữ nhận được hơn 2,4 tỷ đồng tiền chuyển khoản nhầm, muốn trả lại ngay nhưng bị tòa án ngăn lại vì 1 lý do
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Cô Chu là nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản. Hôm đó, Chu cùng đồng nghiệp tham gia một buổi liên hoan lớn của công ty.
Sau khi buổi tiệc kết thúc, Chu di chuyển ra phía cửa để trở về nhà. Tại đây, cô giẫm phải một vật gì đó. Khi cúi xuống nhìn thì phát hiện đó là chiếc vòng cổ của ai đó đánh rơi. Không nghĩ ngợi nhiều, Chu nhặt chiếc vòng lên, cho vào túi áo rồi đi thẳng ra cổng.
Về đến nhà, Chu phát hiện chiếc vòng mình nhặt được đến từ thương hiệu Cartier. Cô lên mạng để tìm kiếm thông tin và phát hiện nó có giá trị tới 180.000 NDT (khoảng 630 triệu đồng). Trong lúc vui sướng, Chu đã nhắn tin kể về việc nhặt được vòng cổ hàng hiệu cho một đồng nghiệp khác.
Lúc này, điện thoại của cô Chú bất ngờ thông báo có tin nhắn. Hóa ra, một người phụ nữ tên Tề đã gửi thông báo thất lạc chiếc vòng cổ kèm theo một bức ảnh vào trong nhóm trò chuyện chung của công ty. Nội dung tin nhắn như sau: Tối nay, sau khi kết thúc buổi tiệc, tôi có đánh rơi một chiếc vòng cổ có giá trị lớn ở khu vực cửa ra vào. Nếu có ai nhặt được thì vui lòng trả lại. Tôi sẽ gửi 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng) để cảm ơn.
Tối hôm đó, cô Chu không ngừng suy nghĩ về việc nhặt được chiếc vòng cổ. Người bạn khuyên cô nên đem trả cho chị Tề vì làm như vậy vẫn có thể nhận được khoản tiền thưởng 50.000 NDT. Cuối cùng, Chu quyết định trả lại chiếc vòng cho chị Tề.
Hôm sau, Chu mang chiếc vòng nhặt được đến công ty và đưa cho chị Tề. Cô cũng kể lại toàn bộ sự việc với người chủ để được thông cảm. Nhận lại chiếc vòng 180.000 NDT, chị Tề vui mừng khôn xiết. Chị liên tục nói lời cảm ơn Chu nhưng không đề cập đến vấn đề trao thưởng. Thấy vậy, Chu liền lên tiếng hỏi về số tiền 50.000 NDT mà chị Tề đã hứa hẹn.
Lúc này chị Tề từ chối yêu cầu trao thưởng 50.000 NDT và trách Chu có ý định chiếm đoạt chiếc vòng cổ giá trị lớn. Sau đó, hai người xảy ra tranh cãi làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Vì quá bức xúc, cô Chu đã nộp đơn tố cáo lên tòa án, yêu cầu chị Tề phải thực hiện đúng lời hứa trao thưởng 50.000 NDT cho người nhặt được chiếc vòng cổ.
Để chứng minh bản thân là người nhặt được chiếc vòng, cô Chu đã cung cấp tin nhắn tìm đồ của chị Tề, những bức ảnh cô chụp chiếc vòng vào đêm nhặt được, tin nhắn với bạn và nhiều bằng chứng liên quan khác.
Ngoài ra, phía cô Chu lập luận theo khoản 2 Điều 317 Bộ luật Dân sự (Trung Quốc) quy định nếu bên trả thưởng tìm được tài sản bị mất thì phải thực hiện nghĩa vụ như đã hứa khi thu hồi tài sản bị mất. Trong trường hợp này, Chu đã trả lại chị Tề chiếc vòng nhưng chị Tề lại từ chối trao thưởng. Cô Chu cũng cho rằng nếu chị Tề không trao phần thưởng 50.000 NDT thì cũng phải cấp cho cô ấy một khoản chi phí vì đã giữ và bảo quản chiếc vòng.
Sau khi nghe lập luận của cô Chu, phía chị Tề cũng lập tức đưa ra quan điểm của mình. Theo đó, cô Chu và chị Tề đều là nhân viên của công ty và đều tham gia bữa liên hoan hôm xảy ra sự việc. Khi nhặt được chiếc vòng ở phía cửa ra vào, rõ ràng cô Chu biết phần trăm chiếc vòng thuộc về một nhân sự trong công ty là rất cao. Tuy nhiên, cô không báo ngay cho bảo vệ hay nhắn tin vào nhóm trò chuyện mà lại đem chiếc vòng về nhà.
Với những bức ảnh chụp chiếc vòng mà cô Chu cung cấp, phía chị Tề cho rằng Chu nhận thức được giá trị của chiếc vòng nên mới chụp nhiều hình như vậy. Chưa kể, Chu đã không sử dụng những bức hình đó để cung cấp cho bảo vệ hay thông báo vào nhóm chat để tìm người đánh mất. Ngoài ra, cô còn khoe với bạn về việc mình nhặt được chiếc vòng có giá trị cao.
Từ những hành động này của Chu, phía chị Tề cho rằng Chu muốn chiếm hữu chiếc vòng cổ 180.000 NDT sau khi nhặt được. Nếu không có thông báo trao thưởng 50.000 NDT, thì khả năng tìm lại chiếc vòng là rất thấp.
Phía chị Tề cho biết không muốn làm mọi chuyện trở nên phức tạp, cũng không có ý định tố cáo Chu. Cuối cùng, chị quyết định không trao thưởng 50.000 NDT và yêu cầu tòa bác đơn khởi kiện của Chu.
Sau khi xét xử, tòa án nhận thấy trọng tâm tranh chấp trong vụ án này là liệu cô Chu có ý định chiếm đoạt chiếc vòng cổ của chị Tề hay không. Tòa cho rằng sau khi cô Chu nhặt được chiếc vòng cổ thì phải nhanh chóng giao lại cho chị Tề hoặc cơ quan công an. Đây không chỉ là nghĩa vụ đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý.
Thế nhưng cô Chu đã chần chừ trong việc hoàn trả chiếc vòng và còn có động thái khoe với bạn bè. Điều này không khó để nhận ra cô Chu có mục đích chiếm đoạt chiếc vòng cổ. Cuối cùng, tòa ra phán quyết bác bỏ yêu cầu khởi kiện của cô Chu.
Theo Toutiao
Đời Sống Pháp Luật