"Người sống sót" kể về 24 ngày chiến đấu với COVID-19: Cứ ngỡ là ảo giác, hóa ra trong phòng thực sự có dơi
Xiao Yao không biết anh đã nhiễm loại virus corona mới (COVID-19) từ khi nào và ở đâu, anh chỉ đoán rằng mình đã vô tình nhiễm bệnh trên chuyến tàu về quê ăn tết...
- 22-02-2020Uống viên bổ sung vitamin C không ngăn chặn được nguy cơ nhiễm Covid-19, vậy với bệnh cảm lạnh thì sao?
- 21-02-2020Xúc động bức thư 2 cha con người Trung Quốc nhiễm Covid-19 gửi bệnh viện Chợ Rẫy khi về nước
- 20-02-2020Tại sao người mẹ tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với bệnh nhi 3 tháng tuổi nhưng không bị nhiễm COVID-19?
Xiao Yao, 27 tuổi, là một người lao động ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Vào dịp Tết nguyên đán năm nay, như thường lệ, anh đã bắt chuyến tàu về thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc để cùng nghỉ lễ với gia đình.
Thế nhưng, kỳ nghỉ chưa kéo dài được bao lâu, thì vào đúng đêm giao thừa của năm Canh Tý (ngày 25/1), Xiao bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn.
"Đột nhiên tôi thấy toàn thân nóng ran, và tôi bắt đầu hoảng loạn", Xiao chia sẻ với phóng viên AFP.
Khi đó, Xiao đang ở nhà một người bạn ở Kinh Châu, và anh không biết mình nên làm gì.
Ảnh do nhân vật cung cấp cho AFP.
Xiao cho biết, trước đó anh đã từng nghe bạn bè sống gần thành phổ Vũ Hán kể những câu chuyện đáng sợ về loại virus mới bùng phát và lan truyền khắp Trung Quốc. Do đó anh đã "có linh cảm rằng mình không nên đến bệnh viện, bởi người chưa có bệnh đến đó cũng sẽ nhiễm bệnh".
Nhưng Xiao cũng biết rằng anh phải rời ngay khỏi nhà bạn mình, không thể khiến cha mẹ già và con nhỏ của người bạn ấy bị ảnh hưởng.
Khi đó, thành phố Vũ Hán và nhiều khu vực khác tại Hồ Bắc đều đã bị phong tỏa nhằm ngăn virus lây lan. Hàng triệu người không thể ra hay vào những thành phố này trong thời gian lệnh phong tỏa có hiệu lực.
Không thể trở về nhà bố mẹ ở một thị trấn khác, Xiao đã chọn cách tá túc ở một khách sạn gần đó.
Xiao không thể ngờ rằng đó là ngày mở đầu của chuỗi ngày chịu đựng dài tưởng như vô tận.
Ảnh do nhân vật cung cấp cho AFP.
Bệnh viện dã chiến
Gần một tuần đầu tiên, Xiao đã ở một mình trong khách sạn và ăn mì gói qua ngày, vì những cửa hàng xung quanh đều đã đóng cửa hết.
Để giảm triệu chứng. Xiao đã tự dùng thuốc hạ sốt và hỏi ý kiến của bác sĩ qua internet. Vị bác sĩ này cho rằng Xiao đã bị viêm đường hô hấp trên.
"Đầu óc tôi rối bời. Tôi đã nghĩ đến chuyện gọi cho cảnh sát và cầu cứu chính phủ", Xiao cho biết. Nhưng khi đó, chính Xiao cũng không chắc liệu mình có thực sự nhiễm COVID-19 hay không.
Khi màn đêm buông xuống, Xiao nghĩ rằng mình đã bị ảo giác khi thấy một "vật thể lạ" bay trong phòng khách sạn.
Một buổi sáng nọ, Xiao nhận ra rằng trong phòng mình quả thực có một con dơi. Các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết rằng có thể dơi là vật chủ của virus COVID-19.
Cuối cùng, đến khách sạn cũng buộc phải đóng cửa, và Xiao không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở về nhà của bạn anh.
Khi đó, triệu chứng ho của Xiao đã trở nặng.
Người bạn của Xiao cũng có dấu hiệu sốt, nên họ đã quyết định tìm đến một bệnh viện dã chiến được dựng tạm trong một nhà máy.
Tại đây, Xiao đã được các bác sĩ điều trị kết hợp bằng thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốc kháng virus và cả thuốc Trung y cổ truyền.
Mãi tới ngày 4/2, Xiao mới có kết quả xác nhận điều anh đã lo sợ từ lâu, đó là dương tính với COVID-19.
Xiao cho biết điều kiện trong bệnh viện dã chiến cũng chỉ ở mức "cơ bản". Ban đầu, Xiao được phân vào phòng riêng, nhưng sau đó khi số ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng, Xiao đã có thêm một người "bạn cùng phòng".
"Tôi chẳng được tắm trong hơn 20 ngày, thậm chí tôi còn không có khăn mặt. Thức ăn được phát có mùi thuốc khử trùng khiến tôi thấy buồn nôn", Xiao nói. "Nhưng khi ấy tôi lại nghĩ về những người bạn của mình ở Vũ Hán, họ còn đang phải chật vật khổ sở chỉ để kiếm được một chỗ trong bệnh viện. Tôi thấy mình không nên than phiền nữa".
Những lời đồn
Sau khi Xiao phải nằm viện cách ly và điều trị, anh đã trở thành tâm điểm chú ý tại nơi bạn anh sinh sống, do những lời đồn thổi của người trong thị trấn.
"Họ nói rằng tôi đã bị đột biến, rằng tôi đã bị hỏa thiêu, rằng bạn tôi cố tình mời tôi đến nhà chơi để nhiễm bệnh cho cả thị trấn, rằng bố mẹ tôi buôn bán ở chợ hải sản Hoa Nam (Vũ Hán) - có nhiều lời đồn thổi lắm", Xiao kể lại.
Chợ hải sản Hoa Nam được cho là nơi khởi phát virus corona chủng mới (COVID-19) do các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.
"Sau khi được chẩn đoán, tôi đã phải chịu áp lực tâm lý nặng nề nhất tôi từng trải nghiệm. Tôi thấy rất có lỗi với người bạn của mình", Xiao nói.
Sau một thời gian dài điều trị tích cực, cuối cùng Xiao cũng đã được cho phép xuất viện vào ngày 19/2 vừa qua. Anh đã được chuyển tới một khu vực cách ly do chính quyền địa phương sắp xếp.
Chia sẻ với AFP, Xiao cho biết anh có dự định hiến huyết tương của mình sau khi khỏi hẳn bệnh, để giúp các bác sĩ thử nghiệm phương pháp điều trị COVID-19.
Sau khi dịch bệnh kết thúc, Xiao cũng dự định sẽ bỏ việc ở Thành Đô và kiếm một việc làm ổn định ở quê nhà để được ở gần gia đình hơn. "Tôi không muốn lang bạt nữa rồi", Xiao kết luận.
Việt Nam đang có những hành động quyết liệt nhằm ứng phó với dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra như thế nào? Xem tại đây để hiểu đúng và cập nhật thông tin nhanh nhất.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai