Người thuộc diện hỗ trợ sẽ nhận tiền từ gói 62.000 tỷ đồng ngay trong tháng 4
Các địa phương và ngành lao động, thương binh và xã hội đang lập danh sách các đối tượng khó khăn thuộc diện hỗ trợ của gói 62.000 tỷ đồng.Trong tuần này, Chính phủ sẽ ban hành quyết định chi tiết và sau đó là thông tư của các bộ quy định rõ đối tượng và thủ tục nhận hỗ trợ.
- 14-04-2020Bộ Công thương giải đáp về giảm giá điện: Ai được hưởng, mức hưởng bao nhiêu và khi nào thì giá giảm?
- 14-04-2020Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân: Bức tranh kinh tế thời Covid-19 ở Việt Nam đỡ hơn rất nhiều so với các nước khác
- 14-04-2020VEPR dự báo 3 kịch bản kinh tế cho Việt Nam năm 2020: Lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2%
Sau khi thông tin về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ dành cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập vì dịch Covid-19 được công bố thông qua Nghị quyết của Chính phủ, rất nhiều thắc mắc về tiêu chí, thủ tục cũng như thời gian giải ngân gói này đã được đưa ra.
Trả lời VTV tối 13/4, Bộ trưởng Lao động, Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết hiện cơ quan này đang dự thảo Quyết định của Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng và tiêu chí để giải ngân sớm nhất cho người thụ hưởng, dự kiến trình để Thủ tướng ký ban hành vào ngày 15/4. Sau khi có quyết định này, các bộ cũng sẽ ban hành các thông tư để làm rõ quy trình thủ tục giải ngân.
Đối với những người có quan hệ lao động (có hợp đồng với doanh nghiệp, mất việc hoặc phải ngừng việc do dịch) và thụ hưởng chế độ từ bảo hiểm xã hội thì cơ quan này cũng đã bắt đầu triển khai thủ tục ngay trong tuần này. Các thủ tục đối với những đối tượng này sẽ được thực hiện thông qua doanh nghiệp và xác nhận của chính quyền địa phương. Người lao động nộp đủ hồ sơ, thủ tục sẽ được cơ quan chức năng giải quyết và thụ hưởng tiền hỗ trợ sau 5 ngày.Tuy vậy về cơ bản, tiền hỗ trợ sẽ đến tay phần lớn đối tượng thụ hưởng ngay trong tháng 4 này, đặc biệt là với những đối tượng được nhận tiền một lần và chi trả trọn gói như người có công, người nhận trợ cấp xã hội hàng tháng, người nghèo và cận nghèo... Đây là những đối tượng đang được chính quyền địa phương từ cấp huyện, xã quản lý và đang tiến hành lập danh sách.
Một đối tượng được cơ quan chức năng nhìn nhận là khó xác định, thống kê nhất là người lao động tự do cũng sẽ được quy định rõ trong dự thảo quyết định của Thủ tướng, bao gồm 7 nhóm: người bán hàng rong, bán đồ ăn vặt; xe ôm, xích lô; người thu rác; người bốc vác; người bán vé số; người làm trong nhà hàng, dịch vụ ăn uống; chăm sóc sức khỏe... Thông tư của các bộ sau đó cũng sẽ quy định chi tiết để các địa phương có căn cứ lên danh sách thụ hưởng.
Một thông tin nữa cũng được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cung cấp tại buổi đối thoại của VTV là doanh nghiệp chỉ được vay vốn với lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương người lao động thiếu việc làm khi bản thân họ đã tự trả đủ 50% lương. Căn cứ trên danh sách trả lương, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ chi trả thẳng 50% còn lại cho người lao động, chứ không thực hiện qua doanh nghiệp. Đây là giải pháp được đưa ra với lý do, theo Bộ trưởng, là để hạn chế tối đa các tiêu cực trong quá trình chi trả và giúp tiền đến thẳng tay người lao động bị ảnh hưởng.
Lao động tự do là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc cách ly xã hội để chống dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Việt Thanh / TTXVN |
Trước đó vào ngày 9/4, Chính phủ đã có nghị quyết về các biện pháp và gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với quy mô 62.000 tỷ đồng và phạm vi thụ hưởng khoảng 20 triệu người. Các đối tượng được nhận thuộc 7 nhóm với mức cụ thể như sau:
Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định một số chính sách khác hỗ trợ người lao động có quan hệ lao động bị ảnh hưởng sâu do dịch Covid-19. Chi tiết về gói hỗ trợ này sẽ được Người Đồng Hành tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong những ngày tới
.
Người đồng hành
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19