Người Thụy Điển được khuyến khích tận hưởng cuộc sống, vào rừng chơi được tặng tiền
Trong lễ hội mùa hè, chính phủ Thụy Điển chi một khoản tiền khổng lồ để trợ cấp cho những ai muốn vào rừng.
- 27-09-2022Từ thiên tài guitar nhí đến nam sinh nhận học bổng Thạc sĩ toàn phần tại Ivy League: "Làm nghệ thuật chỉ để được khen thì rất nhàm chán"
- 27-09-2022Siêu bão Noru đổ bộ: "Nghĩ cảnh ba ở nhà ôm mấy bao cát chèn tôn mà thương"
- 27-09-2022Nhan sắc và cuộc sống tự do tự tại của Nữ vương "Tây Du Ký" ở tuổi 70
Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thuê luôn một đất nước không?
Năm 2017, Thụy Điển từng đưa toàn bộ đất nước lên Airbnb (hệ thống đặt phòng, thuê căn hộ trực tuyến) để "cho thuê". Từ tỉnh Skåne, đối diện với Đan Mạch qua biển ở phía Nam, đến Abisko, nơi cực quang tỏa sáng trong nửa năm, những người thuê toàn bộ đất nước có thể sống hòa hợp với thiên nhiên theo ý họ muốn.
Để việc "cho thuê" được thuận lợi, đất nước này thậm chí còn đưa ra một khẩu hiệu như sau:
Bathrooms? “Anywhere” (mọi nơi).
Bedrooms? “Outside” (bên ngoài).
Bed type? “Natural” (thiên nhiên).
Trong “hoạt động cho thuê” này, thủ tướng Thụy Điển cũng hào phóng chia sẻ 5 điều yêu thích của ông, đồng thời cho những người “thuê” đất nước một số hướng dẫn để tận hưởng thiên nhiên:
- Cùng người bạn đời thưởng thức rượu vang khi ngắm cảnh bờ biển hùng vĩ.
- Đi bộ trong những khu rừng của Thụy Điển và đắm mình trong không gian bình yên.
- Nghỉ hè trong rừng, sáng đốn củi, chiều đi hái quả dại.
- Hãy thử những món quà của thiên nhiên, chẳng hạn như mâm xôi Finnmark, còn được gọi là "vàng của phương Bắc", thưởng thức cùng với bánh quế và kem.
- Hãy ngâm mình trong hồ nước xinh đẹp.
Hoạt động "cho thuê" này chính là một trong những chiến dịch quảng bá du lịch của Thụy Điển trên Airbnb.
Trên thực tế, mối quan hệ gần gũi với thiên nhiên của người Thụy Điển cũng liên quan đến quyền hợp pháp của họ - Tự do đi lang thang (Allemansrätten).
"Quyền tự do đi lang thang"
Từ năm 1994, luật pháp Thụy Điển đã quy định: Bất kể mỗi người đều có thể sở hữu đất tư nhân, nhưng căn cứ theo “Quyền tự do đi lang thang” mọi người đều có quyền khám phá thiên nhiên.
Theo Swedish Wood (Hiệp hội công nghiệp gỗ Thụy Sỹ), tổng lượng tài nguyên rừng tiếp tục tăng do trồng nhiều hơn phá rừng. 70% diện tích đất của Thụy Điển được bao phủ bởi rừng chủ yếu là rừng lá kim.
Núi, hồ, đại dương, đảo, khu rừng bất tận và đồng cỏ đầy hoa dại. Luật này giúp công dân dễ dàng tự do tận hưởng thiên nhiên.
Đây không chỉ là đặc quyền của công dân Thụy Điển, khách du lịch cũng có quyền tận hưởng thiên nhiên, quyền tự do dạo chơi cho phép mọi người tự do trải nghiệm mọi thứ trong thiên nhiên: bơi trong hồ, leo núi, cắm trại dưới bầu trời sao.
Ngoài các hoạt động ngoài trời, “Quyền tự do đi lang thang” cũng khuyến khích mọi người tìm kiếm những “món ngon” trong tự nhiên: nấm, việt quất, nam việt quất và các loại rau quả tươi.
Đương nhiên, bạn có thể hái và ăn thoải mái mà không cần lo sợ đến bất kỳ vướng mắc pháp luật nào. Nếu nhìn thấy một loài hoa dại yêu thích, chỉ cần nó không phải là giống được bảo vệ, bạn cũng có thể hái một bó và mang về nhà.
Ngoài ra, pháp luật quy định tài sản cá nhân không được làm ảnh hưởng đến quyền tận hưởng thiên nhiên của mọi người. Con người có thể sở hữu đất đai, nhà cửa, ao hồ nhưng không được sở hữu thiên nhiên, vì nó tài sản chung của con người. Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người luôn rất khăng khít. Các loài động vật hoang dã như sóc và cáo tung tăng trong thành phố, người dân xem chúng là một phần trong cuộc sống.
“Quyền tự do đi lang thang” là niềm tự hào của người Thụy Điển.
Trên trang website chính thức của Tổng cục Du lịch Thụy Điển cũng có một mục đặc biệt giới thiệu về “Quyền tự do đi lang thang”:
Thụy Điển không có tháp Eiffel.
Không có thác Niagara hay Big Ben.
…
Nhưng Thụy Điển có một thứ khác - Tự do đi lang thang.
Mùa hè "miễn phí" ở Thụy Điển
Mưa thường kéo dài suốt 4 mùa ở nhiều khu vực của Thụy Điển. Nhưng người nơi đây hiếm khi phàn nàn về thời tiết, họ chọn cách chấp nhận và chung sống với những điều không thể thay đổi trong môi trường tự nhiên.
Trời không thể nắng mãi, vì vậy hãy học cách tận hưởng những cơn mưa. Họ học cách chấp nhận sự bất ổn của thời tiết không lường trước và cũng nhìn thế giới bằng cặp mắt như vậy.
Mùa hè là mùa yêu thích của người Thụy Điển. Mùa này không chỉ có nghĩa là "sự thăng hoa của thời tiết", mà còn là "những đêm đông đen tối cuối cùng đã biến mất". Ở Thụy Điển vào mùa hè, mưa cũng ít hơn.
Trong lễ hội mùa hè, chính phủ Thụy Điển chi một khoản tiền khổng lồ để trợ cấp cho những ai muốn vào rừng.
Giống như các nước Bắc Âu khác, vật giá ở Thụy Điển cao đến chóng mặt. Giá vé tàu vào các ngày trong tuần chắc chắn không mấy “thân thiện” với những người không được hưởng ưu đãi sinh viên.
Vào mùa hè, Đường sắt Thụy Điển sẽ phát hành vé giảm giá đặc biệt Summer Ticket để khuyến khích người dân ra ngoài đi chơi.
Mọi người đi lướt sóng, dã ngoại, đi bộ đường dài. Mùa hè ở đây là thời gian để làm bất cứ điều gì bạn muốn trong tự nhiên.
Có lẽ vì gần gũi với thiên nhiên nên cách người Thụy Điển tổ chức lễ hội luôn liên quan đến cỏ cây.
Lễ hội quan trọng nhất trong mùa hè là Midsummer, đây cũng là lễ hội quan trọng nhất ở Thụy Điển sau lễ Giáng sinh. Ngay cả tỉnh Skåne cũng có thể nhìn thấy "mặt trời lúc nửa đêm" (hiện tượng đêm trắng, tức ban ngày kéo dài 24 giờ) trong tuần cận Hạ chí.
Ngoài việc ăn mừng mặt trời suốt đêm, người Thụy Điển còn tổ chức lễ Midsummer bằng cách hái hoa tươi theo mùa và dệt vòng hoa.
Trong mắt người Thụy Điển, cây cối trong đêm Midsummer có phép thuật. Trong cái đêm thần kỳ này, thực vật có thể chữa lành con người, cũng sở hữu năng lực dự đoán tương lai.
Có rất nhiều truyền thuyết về đêm Midsummer. Truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi nhất là nếu một cô gái hái 7 bông hoa khác nhau trong đêm Midsummer và đặt chúng dưới gối, cô ấy sẽ mơ thấy người chồng tương lai của mình. Để duy trì tác dụng kỳ diệu của cây cối, trong toàn bộ quá trình hái, các cô gái không được phát ra tiếng động.
Đôi khi người ta còn phơi khô những vòng hoa hái vào giữa mùa hè và cất giữ cho đến mùa đông, để giữ sức sống cho cây cối mùa hè và cây cối vào mùa đông lạnh giá và giúp cả gia đình chống lại cái lạnh.
Nguyên liệu làm vòng hoa đều lấy từ thiên nhiên, không phải cứ vào những đêm giữa mùa hạ, họ có thể tự do hái hoa bất cứ lúc nào, vừa đi trên núi vừa ghép cây mà họ nhìn thấy. Khi lên chuyến tàu trở về, mọi người thường có trong tay và túi xách những “món quà của thiên nhiên” này.
Nhà văn người Mỹ, Richard Love từng đề cập đến một hiện tượng có tên "Chứng thiếu hụt thiên nhiên" trong tác phẩm The last child in the woods. Vì không được tiếp xúc với thiên nhiên nên trẻ em ở các thành phố mắc hàng loạt vấn đề về thể chất và tâm lý. Và bây giờ, sự thiếu hụt thiên nhiên đã lây lan từ trẻ em sang người lớn.
Trước khi mùa hè kết thúc, hãy đắm mình trong thiên nhiên.
Nguồn: Thepaper
Phụ nữ Việt Nam