Nguồn cung một kim loại quý eo hẹp, giá cao ngất ngưởng: Lý do đến từ một mỏ khai thác trị giá 10 tỷ USD ở bên kia địa cầu
Một mỏ đồng quy mô lớn ở rừng rậm Panama bị đóng cửa là một trong những lý do chính khiến thế giới thiếu đồng.
- 17-04-2024Citi: “Tỏa sáng như kim cương”, thứ kim loại này có thể đạt 3.000 USD/ounce trong sớm nhất là nửa năm tới
- 17-04-2024Mỹ - Anh trừng phạt kim loại Nga, Trung Quốc dang rộng tay: Dòng chảy thương mại toàn cầu tái định hình
- 17-04-2024Ra biển tìm vàng nhưng chỉ thấy chất thải: Cơn bĩ cực của ĐNÁ khi trở thành 'bãi rác' của thế giới, chỉ chiếm 9% dân số nhưng phải nhận về 17% tổng rác thải nhựa toàn cầu
Giá đồng giao ngay tăng hơn 11% trong năm nay, đạt mức cao chưa từng thấy trong hơn một năm. Đây là kết quả của mất cân bằng cung cầu ngày càng tăng. Khi các ngành công nghiệp chạy đua để đảm bảo khoáng sản cho các dự án năng lượng xanh, các công ty khai khoáng đang nhanh chóng bị tụt lại phía sau.
“Nguồn cung mỏ đồng eo hẹp đang ngày càng hạn chế sản xuất tinh luyện. Tình trạng thiếu các dự án mỏ bắt đầu gây ra hậu quả và dẫn tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung đồng”, Bank of America viết trong một ghi chú vào tuần trước.
Góp phần vào tình trạng thiếu hụt này là mỏ Cobre Panamá – có giá trị khai thác trị giá 10 tỷ USD, đã không hoạt động kể từ tháng 11 năm ngoái.
Trước khi đóng cửa, mỏ này sản xuất 1,5% nguồn cung đồng của thế giới. Nó có thể cung cấp đủ khoáng sản để chế tạo 5 triệu xe điện mỗi năm.
Nguyên nhân đóng cửa được cho là nhà khai thác không nhượng bộ chính phủ Panama khi nước này muốn các điều khoản thuế thuận lợi hơn.
Doanh nghiệp này thuộc sở hữu của First Quantum, một công ty khai thác có trụ sở tại Canada. Công ty này nổi tiếng về khả năng hoàn thành dự án nhanh chóng và ưa thích các thị trường cần bỏ vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận lớn.
Khi tiếp quản Cobre Panamá, công ty này cũng kế thừa một thỏa thuận thuế lỗi thời nhưng có lợi cho nhà sản xuất. Thỏa thuận này mang lại rất ít lợi nhuận cho chính phủ Panama, làm dấy lên phẫn nộ trong công chúng sau nhiều năm đàm phán rơi vào bế tắc.
Mặc dù vấn đề cuối cùng cũng đã được giải quyết, nhưng tình hình kinh tế thời Covid đã làm dấy lên sự tức giận của người dân Panama đối với khu mỏ, đặc biệt là công đoàn xây dựng Suntracs. Bày tỏ quan ngại về vấn đề lao động, nhóm đã dẫn đầu các cuộc biểu tình chống lại Cobre Panamá, dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự.
Tình trạng rối ren lan rộng đã dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc về việc phải làm gì với khu mỏ. Việc này đã khiến mỏ bị đóng cửa vào tháng 11. Kể từ tháng đó, cổ phiếu của First Quantum đã giảm gần 15%.
Công ty đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Business Insider.
Theo BI
Nhịp Sống Thị Trường