Nhà đầu tư kỳ cựu Jim Rogers: "Thị trường gấu tồi tệ nhất đời tôi" là những năm sắp tới
Khi chứng khoán toàn cầu đang nỗ lực phục hồi sau những cú sập tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì đại dịch Covid-19, nhà đầu tư kỳ cựu Jim Rogers nói rằng điều tồi tệ hơn có thể sắp tới.
- 29-03-2020Cơn sốt vàng thỏi bùng lên vì Covid-19, thị trường vàng trải qua một tuần với những giao dịch kỳ lạ
- 28-03-2020Thị trường vàng đang trải qua những phép thử chưa từng có
- 27-03-2020Bóng ma khủng hoảng 1997 ám ảnh thị trường châu Á
- 25-03-2020Gói cứu trợ lịch sử 2.000 tỷ USD của Mỹ: Tiền sẽ ngập thị trường, người lớn được phát 1.200 USD, trẻ con nhận 500 USD
- 19-03-2020Giá vàng tiếp tục suy yếu, thị trường “kiệt sức” và nhà đầu tư “hoang mang”
Theo nhà đầu tư kỳ cựu Jim Rogers, chủ tịch Rogers Holdings Inc., đà phục hồi của các thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục được duy trì trong một thời gian, nhất là khi thế giới trải qua những bi quan cực độ từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, một biến đổi lớn có thể sắp xảy ra. Khi thiệt hại kinh tế do virus corona được cảm nhận đầy đủ cùng với mức nợ cao và lãi suất thấp, những đau đớn thực sự sẽ đến.
"Tôi e rằng trong vài năm tới, chúng ta sẽ phải trải qua thị trường gấu tồi tệ nhất cuộc đời tôi", nhà đầu tư sinh năm 1942 cho biết.
Chứng khoán toàn cầu đã giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm khi cả thế giới tỏ ra sợ hãi trước nguy cơ suy thoái vì dịch bệnh bùng phát. Kết quả quý đầu tiên của năm 2020 cho thấy đây là quý tồi tệ nhất của chứng khoán ở các thị trường mới nổi và phát triển, bất chấp việc các chính phủ đã bơm hàng nghìn tỷ USD để thúc đẩy các nền kinh tế cũng như các biện pháp hạ lãi suất khẩn cấp của các ngân hàng trung ương.
Đây không phải lần đầu tiên nhà đầu tư kỳ cựu Jim Rogers tỏ ra bi quan cho tương lai của thị trường. Năm 2018, ông Rogers, người đồng sáng lập Quỹ Quantum với nhà đầu tư George Soros vào những năm 1970, đã cảnh báo thế giới sắp rơi vào thị trường gấu. Mối quan ngại của ông Rogers tăng lên khi hoạt động của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp cực đoan nhằm ngăn chặn virus lây lan của các chính phủ.
"Tác động của virus với các nền kinh tế sẽ không nhanh chóng kết thúc vì nó gây ra thiệt hại rất lớn. Cùng với đó là một khoản nợ khổng lồ đã được thêm vào", nhà đầu tư 77 tuổi cho hay.
Dành lời khuyên cho các nhà đầu tư, ông Rogers tin rằng khi thị trường gấu, những doanh nghiệp nợ thấp thường sẽ được yêu thích vì họ không phải lo lắng về nguy cơ phá sản. Ngoài ra, các công ty có thị trường lớn cũng khá đáng tin cậy, miễn là họ không sử dụng đòn bẩy quá cao.
Chia sẻ về hoạt động đầu tư của bản thân, ông Rogers cho biết ông hiện đang nắm giữ nhiều tiền mặt bằng USD, đầu tư vào một số cổ phiếu ở Trung Quốc và Nga cũng như đang xem xét đầu tư vào cổ phiếu ở Nhật Bản. Ông cũng đang chờ đợi để đầu tư vào cổ phiếu của những công ty nằm trong các lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề bởi virus như du lịch, vận tải, hàng không và nông nghiệp ở Trung Quốc cũng như trên toàn cầu.
"Nền kinh tế Trung Quốc đang mở cửa trở lại, mọi người đang quay lại làm việc. Nhà máy, nhà hàng cũng đang tái hoạt động. Đó là điều đáng để theo dõi", ông Rogers chia sẻ.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19