Nhà khoa học được đào tạo tại Harvard chỉ thẳng: Người EQ cao ngút ngàn luôn nói 3 câu này chốn công sở, sự nghiệp tự khắc thêm thuận lợi
Dưới đây là ba cụm từ mà những người có EQ cao thường sử dụng trong công việc.
- 16-08-2024Chính trường chao đảo, nhà máy bị thiêu rụi, quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới vụt mất đơn hàng vào tay các đối thủ Đông Nam Á
- 16-08-2024Sau khi Warren Buffett liên tục “xả hàng” cổ phiếu Apple, nhà đầu tư ngỡ ngàng với một con số tròn trĩnh: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một kế hoạch vĩ đại?
- 16-08-2024Wells Fargo: Một khi Fed cắt giảm lãi suất, tài sản này được dự báo sẽ tăng vọt
Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Đây là khả năng, năng lực, kỹ năng tự nhận thức và điều tiết cảm xúc của chính mình hoặc của người khác.
Các nghiên cứu từ nhiều thập kỷ trước đã phát hiện ra rằng EQ là yếu tố quan trọng trong mọi khía cạnh đời sống, không loại trừ môi trường làm việc. Tuy nhiên, EQ không dễ đo đếm như các kỹ năng khác, vì các đặc điểm bao gồm sự đồng cảm và nhận thức về bản thân rất khó để đo lường.
Nhà khoa học thần kinh Juliette Han được đào tạo tại Harvard và là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh Columbia, cho biết mỗi người có thể đánh giá và cải thiện EQ của mình bằng cách chú ý hơn đến các cuộc trò chuyện nơi công sở.
Chuyên gia Han chia sẻ rằng: “Bất cứ điều gì bạn nói thể hiện sự đồng cảm, tò mò, kiên nhẫn hoặc tự nhận thức đều là dấu hiệu của EQ cao”.
Theo Han, dưới đây là ba cụm từ mà những người có trí tuệ cảm xúc cao thường sử dụng trong công việc:
“Tôi đánh giá cao nỗ lực của bạn”
Những người EQ cao có ý thức xã hội mạnh mẽ và luôn nỗ lực để hiểu được cảm xúc của những người xung quanh.
Han giải thích rằng việc ghi nhận sự chăm chỉ và cống hiến của đồng nghiệp, đặc biệt là khi bạn không trực tiếp tham gia và/hoặc hưởng lợi từ những nỗ lực của họ, cho thấy bạn thực sự coi trọng những đóng góp của họ và muốn thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực.
Những người thông minh về mặt cảm xúc hiểu rõ được rằng lòng biết ơn thì không có điều kiện. Họ ghi nhận và chúc mừng người khác dù không được hưởng lợi cá nhân từ việc đó, vì họ giàu lòng trắc ẩn và đồng cảm.
“Hãy cho tôi biết bạn cảm thấy thế nào về điều đó”
Những người có EQ cao có thể đọc được cảm xúc của đồng nghiệp hoặc cấp trên. Nhưng họ cũng cần thời gian trước khi đoán cảm xúc của người khác.
Nhà khoa học Han giải thích rằng người EQ cao sẽ tôn trọng cảm xúc riêng của người khác. Họ bày tỏ sự sẵn sàng lắng nghe bất cứ khi nào đối phương chia sẻ.
Với cụm từ này, bạn đang tạo ra một cơ hội an toàn để người kia chia sẻ suy nghĩ của họ hoặc chuyển hướng cuộc trò chuyện.
“Tôi cần thời gian để giải quyết vấn đề”
Một đặc điểm của EQ là khả năng tự điều chỉnh, hay cân nhắc cách phản ứng với những cảm xúc mạnh mẽ thay vì hành động theo sự thôi thúc.
Chuyên gia giải thích rằng cụm từ này thể hiện sự tự nhận thức và nỗ lực điều chỉnh cảm xúc một cách lành mạnh trước khi cuộc trò chuyện trở nên không hiệu quả hoặc căng thẳng.
Quan trọng hơn, cụm từ này cho phép bạn nhìn lại cuộc trò chuyện sau khi suy nghĩ, để có thể trả lời bình tĩnh và cẩn thận hơn.
Vị chuyên gia nhấn mạnh: Người có EQ cao không kìm nén hay giả vờ đối với cảm xúc của họ. Họ hiểu chúng và truyền đạt những suy nghĩ, cảm xúc đó cách hiệu quả hơn. Đó là một kỹ năng có thể giúp công việc thuận lợi hơn”.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường