Nhất định phải nắm vững 8 quy tắc này mới mong trở thành triệu phú ở tuổi 30
Không có gì là hão huyền nếu bạn là một người trẻ mong muốn trở thành triệu phú ở tuổi 30. Thực tế là bạn có thể đạt được mục đích nếu biết điều chỉnh bản thân và thực hiện nghiêm túc những quy tắc dưới đây.
- 05-05-2017Nghỉ hưu sớm ở tuổi 34 với mức sống 24.000 USD/năm, đây là lời khuyên chàng kỹ sư Brandon cho những người muốn "tự do tài chính"
- 05-05-2017Nếu không có điều này làm nền tảng, lãnh đạo giỏi đến đâu cũng "không có nghĩa lý gì"
- 04-05-201710 kinh nghiệm của người đi trước, học được cả đời sẽ không phải chạy "đường vòng"
Thiết lập những quy tắc, kỷ luật ngay từ ngày hôm nay là điều kiện tiên quyết để bạn có cuộc sống và sự nghiệp thành công sau này.
Không có gì là hão huyền nếu bạn là một người trẻ mong muốn trở thành triệu phú ở tuổi 30. Thực tế là bạn có thể đạt được mục đích nếu biết điều chỉnh bản thân và thực hiện nghiêm túc những quy tắc dưới đây. Tất nhiên, nó còn đòi hỏi ở bạn khả năng và lòng quyết tâm nữa.
1. Đặt mục tiêu càng sớm càng tốt
Bạn không thể thức dậy vào buổi sáng của tuổi 29 rồi tuyên bố mình sẽ trở thành triệu phú ở tuổi 30 được. Thành công và giàu có đòi hỏi kỷ luật, sự hy sinh và kế hoạch dài hạn. Bạn cần bắt đầu đặt ra mục tiêu càng sớm càng tốt.
Doanh nhân và tác giả Dale Partridge từng viết trên blog cá nhân: “Năm 2002, tôi chỉ là một học sinh trung học. Nhưng tôi đã có định hướng rất rõ ràng về cuộc sống năm 30 tuổi của tôi trông sẽ như thế nào. Tôi sẽ làm gì, sống ở đâu và có một gia đình như thế nào”.
Bằng cách này, tầm nhìn của bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ biết mình phải chấp nhận điều gì, hành động thế nào, quản lý tiền ra sao hay thậm chí cả kiểu người mà mình muốn hẹn hò. Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.
2. Theo dõi và quản lý tiền bạc
Tác giả và phát thanh viên Grant Cardone chia sẻ: “Trong môi trường kinh tế hiện nay, bạn không thể tiết kiệm để trở thành triệu phú. Bước đầu tiên bạn phải làm là tập trung tăng thu nhập dần dần. Thu nhập tháng đầu tiên của tôi là 3.000 USD và 9 năm sau là 20.000 USD”.
Cardone nói rằng, việc theo dõi và quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn kiểm soát doanh thu và mở rộng cơ hội.
Có thể nói, quản lý tài chính là bài học đầu tiên và cũng là một trong những bài học quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng cần học nếu có mong muốn trở nên giàu có. Chi và tiêu sao cho hợp lý không phải điều dễ dàng, vì vậy bạn cần phải nắm thật vững và thật thông minh.
3. Nuôi dưỡng tư duy phát triển
Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, nhà tâm lý học Carol Dweck thuộc Đại học Stanford nhận thấy, bộ não của con người có thể “uốn nắn” được. Trái ngược với những người cho rằng trí thông minh hay tài năng là cố định, những người có tư duy phát triển tin rằng, làm việc chăm chỉ và nỗ lực sẽ giúp họ phát triển những kỹ năng và tài năng mới.
Ví dụ, khi bạn gặp khó khăn, hãy xem đồng nghiệp của bạn đã làm thế nào để vượt qua khó khăn của họ. Khi đã rút ra được kinh nghiệm, bạn sẽ không còn bị giới hạn trong bản thân mình nữa.
Hãy tận dụng và phát huy khả năng của mình bằng cách tham gia các lớp học phát triển kỹ năng, tham gia hội thảo, đọc sách hay tìm người cố vấn. Những kỹ năng để thành công sẽ không mau chóng đạt được, nó đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và công sức. Tuy nhiên, một khi đã cố gắng, thành quả đạt được nhất định sẽ có ích cho sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân.
4. Đa dạng hóa các dòng thu nhập
Sau khi nghiên cứu thói quen hàng ngày của người giàu và người nghèo trong 5 năm, tác giả Thomas C. Corley thấy rằng các triệu phú tự lập thường có nhiều dòng thu nhập khác nhau. 65% triệu phú tự lập có từ 3 dòng thu nhập trở lên.
“Có nhiều nguồn thu nhập có ý nghĩa rất lớn”, Corley viết. “Khi một nguồn thu nhập bị tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế, bạn vẫn có thể kiếm thu nhập từ những nguồn khác mà không bị ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống”.
Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn, sao cho lĩnh vực này hỗ trợ linh vực kia, đồng thời mang lại cho bạn nguồn thu nhập đa dạng.
5. Thực hiện kế hoạch ngân sách 50/20/30
Lập kế hoạch ngân sách là một việc rất quan trọng nếu mục tiêu của bạn là trở thành triệu phú. Bạn cần điều chỉnh sự chi tiêu của mình sao cho phù hợp với mục tiêu tiết kiệm. Kế hoạch ngân sách 50/20/30 có thể là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.
Rất đơn giản, hãy dành 50% thu nhập cho các chi phí thiết yếu như nhà ở, thực phẩm, đi lại và một số tiện ích khác. 20% thu nhập bạn hãy dành cho việc tiết kiệm, trả nợ và quỹ hưu trí. 30% còn lại dành cho các chi phí cá nhân như hóa đơn điện thoại, ăn uống với bạn bè hoặc đối tác, tập luyện thể dục hoặc du lịch cuối tuần.
6. Tiết kiệm
Không có gì ngạc nhiên khi những người giàu có là những người biết tiết kiệm. Họ thường sống dưới mức thu nhập, giới hạn mua sắm và giải trí… Điều đó không có nghĩa là bạn phải sống kham khổ và không được thưởng thức cuộc sống. Nó có nghĩa là bạn phải thận trọng trong cách chi tiêu của mình. Đừng bao giờ bỏ tiền ra vì những điều không đáng.
7. Tập trung vào mục tiêu
Chúng ta dễ bị xao nhãng bởi những điều nhỏ nhặt. Mua sắm thả phanh, lướt facebook hoặc xem phim hàng giờ liền, những việc đó không có tác dụng gì trên con đường thành công của bạn. Thay vào đó, hãy thử đọc sách, học một kỹ năng mới, tập thể dục hay làm thêm một công việc bán thời gian. Những thay đổi nhỏ đó không chỉ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính mà còn cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần nhạy bén.
8. Mở rộng mối quan hệ
Steve Siebold, tác giả cuốn sách nổi tiếng “How Rich People Think” (tạm dịch: Người giàu nghĩ gì) nói: “Trong hầu hết mọi trường hợp, giá trị của bạn được định bằng mối quan hệ gần gũi của bạn với bạn bè”.
Với công nghệ hiện đại ngày này, không khó để bạn mở rộng mối quan hệ của mình. Bạn có thể tham gia các sự kiện mạng thông qua những trang web như Meetup, theo dõi những người thành công trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm, kết nối với người khác qua mạng xã hội hay hoàn thiện trang cá nhân của chính mình. Nói cách khác, bạn có thể mở rộng quan hệ bằng cách cả trực tiếp và gián tiếp.
Tất nhiên, muốn trở thành triệu phú ở tuổi 30, bạn không chỉ cần thực hiện những quy tắc trên, mà còn phải có sự thông minh, khôn khéo, quyết đoán và cả hy sinh. Cũng đừng bao giờ nghĩ rằng, trên 30 tuổi mà vẫn chưa giàu thì bạn đã thất bại, bởi không bao giờ là quá muộn để bắt đầu cả.
Entrepreneur