MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều người đang cầm điện thoại sai cách suốt những năm qua: Nghiêm trọng có thể gây đau dây thần kinh, các ngón tay bị co cứng hoặc viêm

03-11-2021 - 20:36 PM | Sống

Mỗi người trẻ ngày nay sử dụng điện thoại di động khoảng 6-8 tiếng/ngày hoặc hơn, trong khi đó ở người lớn tuổi bằng 1/2 hoặc 1/3 con số này. Tuy nhiên, điều mà mọi người có thể không biết là trước giờ chúng ta vẫn cầm nó sai cách.

Bạn cầm điện thoại di động của mình như thế nào? Theo tờ Huffington Post của Anh, đa số người dùng sẽ sử dụng ngón tay út để đỡ trọng lượng của điện thoại. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn được đặt phía sau thân máy và ngón cái lướt, trượt màn hình. Khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, ngón út và ngón cái thường là ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ben Lombard, thành viên của Viện Vật lý trị liệu Chartered cho biết, nếu duy trì động tác như vậy trong thời gian dài sẽ chèn ép các dây thần kinh và gây khó chịu ở cổ tay và cánh tay.

Ông Lombard giải thích thêm rằng khi mọi người sử dụng điện thoại di động, họ đã quen với việc sử dụng ngón tay út làm điểm tựa và hơi uốn cong cổ tay, nhưng điều này sẽ làm tăng sức nén của dây thần kinh ulnar. Dây thần kinh ulnar là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay, nó kéo dài từ bên trong khuỷu tay, dọc theo mặt trong của cẳng tay đến lòng bàn tay và ngón út, có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các cơ của cẳng tay.

Nhiều người đang cầm điện thoại sai cách suốt những năm qua: Nghiêm trọng có thể gây đau dây thần kinh, các ngón tay bị co cứng hoặc viêm - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu năm 2017, hội chứng ống cổ tay (hội chứng kênh Guyon) có liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài. Các cử động tay lặp đi lặp lại như đánh máy hoặc cầm điện thoại trong thời gian dài sẽ gây ra hội chứng ống cổ tay, gây đau, tê, ngứa ran và giảm lực cầm nắm.

Để tìm hiểu xem liệu việc sử dụng điện thoại thông minh có làm tăng cơ hội mắc bệnh của mọi người hay không, Peter White, giáo sư trợ lý Khoa Công nghệ y tế và tin học tại Đại học Bách khoa Hồng Kông cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một cuộc khảo sát với 500 sinh viên Đại học Hồng Kông. Họ chia sinh viên thành hai nhóm: những người sử dụng thiết bị di động hơn 5 giờ một ngày và những người ít dùng (ít hơn 5 giờ một ngày). Hơn một nửa (54%) nhóm dùng thiết bị di động nhiều bị đau và/hoặc khó chịu về cơ xương khớp, so với 12% của nhóm còn lại.

Trong số 54% người thường xuyên dùng thiết bị di động đó, có 48 sinh viên dành hơn 9 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại di động. Các sinh viên không bị khó chịu về cơ xương khớp là những người dành ít hơn 3 giờ mỗi ngày cho các thiết bị di động.

Ngoài việc chú ý đến động tác lướt điện thoại, ông Lombard nhắc nhở mọi người khi đứng, đầu sẽ nhìn xuống màn hình điện thoại, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho cột sống cổ, thậm chí nằm nghiêng với điện thoại sẽ khiến cổ bị kéo căng trong thời gian dài, và nó cũng sẽ chèn ép dây thần kinh cổ.

Nhiều người đang cầm điện thoại sai cách suốt những năm qua: Nghiêm trọng có thể gây đau dây thần kinh, các ngón tay bị co cứng hoặc viêm - Ảnh 2.

Đối với người lớn tuổi, điều này cũng diễn ra tương tự. Dù thời gian sử dụng các thiết bị di động của họ ít hơn so với người trẻ, thường chỉ bằng 1/2 đến 1/3 thời gian người trẻ sử dụng thiết bị di động nhưng do xương khớp của họ có sự suy yếu theo tuổi tác nên thậm chí ảnh hưởng của việc cầm điện thoại sai cách còn nặng nề hơn cả.

Ông Lombard nhấn mạnh thực ra không có "tư thế tốt nhất để cầm điện thoại di động". Ông gợi ý rằng bạn có thể sử dụng máy tính có màn hình lớn hơn, TV hoặc giảm thời gian sử dụng điện thoại di động.

Nhiều người đang cầm điện thoại sai cách suốt những năm qua: Nghiêm trọng có thể gây đau dây thần kinh, các ngón tay bị co cứng hoặc viêm - Ảnh 3.

Theo Bie

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên