Những biểu đồ đáng sợ của ngày lịch sử 24/6
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh đã làm rúng động thị trường tài chính toàn cầu.
- 24-06-2016Hậu Brexit, các NHTW cam kết sẽ cứu thị trường nếu cần thiết
- 24-06-2016Chính khách Hà Lan, Pháp đòi bỏ phiếu rời EU
- 24-06-2016Lãnh đạo thế giới nói gì khi dân Anh chọn rời EU?
Hôm nay (24/6), một quyết định lịch sử vừa được nước Anh đưa ra. Theo đó người dân Anh quyết định rời EU. Động thái bất ngờ này đã kích hoạt lên một cơn phản ứng mạnh mẽ trên thị trường tài chính.
Tại thị trường chứng khoán Anh, đồng bảng cắm đầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ. Hơn nữa, cuộc trưng cầu dân ý đã làm rung chuyển cả thị trường toàn cầu. Sau đây là 5 biểu đồ quan trọng nhất phản ánh biến động trên thị trường tài chính.
Thị trường tiền tệ
Chênh lệch FRA/OIS (chênh lệch giữa hợp đồng lãi suất tương lai và hợp đồng hoán đổi chỉ số qua đêm) - phản ánh mức chi phí đi vay trong vài tháng tới - đã chạm mốc đỉnh cao nhất kể từ năm 2012. Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda là quan chức NHTW đầu tiên tuyên bố đã sẵn sàng cung cấp đủ thanh khoản trong trường hợp cần thiết, trong đó bao gồm cả việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo nhằm đảm bảo giữ thị trường ổn định. Kết quả Anh rời EU đồng nghĩa với việc Thống đốc Ngân hàng Anh đang phải đứng trước thách thức ngăn cản thị trường tài chính nổi loạn.
Chênh lệch FRA/OIS chạm mốc cao nhất kể từ năm 2012.
Thị trường hối đoái
Tác động tiêu cực từ vụ Brexit đã làm náo loạn thị trường hối đoái. Trong khi đồng bảng, EUR, NDT giảm thì các đồng tiền an toàn như đồng USD, yên lại tăng. Yên Nhật đang giữ vị thế áp đảo tất cả các đồng tiền nhóm G10. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013, đồng yên vượt mốc 100 yên đổi 1 USD. Đồng USD tăng so với đô Úc. Franc Thuỵ Điển tăng so với EUR. Trước thềm trưng cầu dân ý HSBC cho rằng cùng với đồng bảng, franc Thuỵ Sĩ sẽ là hai phong vũ biểu chính xác cho cuộc trưng cầu dân ý. Theo đó, phía này dự đoán đồng franc sẽ tăng mạnh nếu người Anh bỏ phiếu rời EU.
Đồng USD và yên Nhật tăng mạnh sau khi kết quả bỏ phiếu công bố Anh sẽ rời EU.
Do có mối quan hệ mật thiết với thị trường tài chính Anh, tỷ giá CNY/USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Động thái giảm sâu của đồng nhân dân tệ gợi lại khoảng thời gian tồi tệ của thị trường tài chính Trung Quốc năm 2015 mà xuất phát từ động thái phá giá đồng tệ hồi tháng 8.
Đồng tệ giảm mạnh so với đồng USD
Thị trường vàng
Vàng đã trở thành tài sản được săn tìm nhiều nhất trong thị trường tài chính do đồng bảng bất ngờ giảm mạnh xuống mức thấp nhất 30 năm. Thị trường chứng khoán cũng lao dốc theo đồng bảng, một loạt nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro. Gía vàng tăng lên mức cao nhất hơn 2 năm do thị trường đang lao ra săn tìm tài sản an toàn. Giá vàng miếng trên thị trường giao ngay tăng đến 7,2% lên 1.347,58 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 3/2014. Đây là cú tăng giá trong ngày mạnh nhất kể từ năm 2008.
Gía vàng giao ngay tăng mạnh trái lại đồng bảng giảm mạnh.
Thị trường dầu
Trên thị trường tương lai New York và London, giá dầu giảm hơn 6,6%. Trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu WTI tháng 8 đã giảm khoảng 3,41 USD xuống còn 46,7 USD/thùng. Kể từ đầu phiên, tổng khối lượng giao dịch tăng gấp 5 lần mức trung bình 100 ngày.
Giá dầu giảm ngược chiều giá vàng
Chứng khoán Mỹ
Hợp đồng tương lai S&P 500 cắm đầu lao dốc trong sự thức tỉnh của cuộc trưng cầu dân ý. Hợp đồng tương lai EUR/USD tháng 12/2016 - thể hiện kỳ vọng của thị trường cho chính sách tỷ giá của Fed đang tăng. Điều đó cho thấy nhà đầu tư đang cho rằng Fed sẽ nới lỏng biện pháp thắt chặt tiền tệ cho đến cuối năm.
Nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ duy trì biện pháp nới lỏng cho đến cuối năm