Những chiêu lừa đảo tinh vi trên mạng cần cảnh giác
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 4 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua (từ 8-9 đến 15-9).
- 15-09-2024Vì sao không nên sử dụng vân tay để mở khóa điện thoại?
- 15-09-2024Mẹo tăng cường bảo mật TikTok
- 15-09-2024Chặn hơn 13.000 tên miền độc hại trên không gian mạng
Lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ
Lợi dụng tình hình bão lũ tại các tỉnh phía Bắc, nhiều đối tượng xấu đã mạo danh Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức từ thiện uy tín hoặc tin tức sai sự thật để kêu gọi quyên góp nhằm chiếm đoạt số tiền của người dân ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Cắt ghép hình ảnh của các bệnh viện để lừa đảo
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) mới đây tiếp tục phát hiện thêm 1 Fanpage giả mạo tự xưng là bác sĩ Trưởng khoa, đang công tác tại khoa Tạo hình thẩm mỹ của bệnh viện này. Fanpage này có tên "PGS TS BS Văn Thanh - Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy".
Các trang giả mạo này thường chia sẻ bài viết liên quan sức khỏe, khám chữa bệnh để thu hút người theo dõi.
Ngoài ra, đối tượng còn cung cấp hình ảnh các chứng chỉ, bằng cấp giả mạo nhằm tạo lòng tin. Sau đó là mời chào dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến với mức giá thấp hoặc ưu đãi đặc biệt.
Sau khi nhận được tiền cọc hoặc thanh toán dịch vụ, đối tượng sẽ biến mất hoặc cung cấp thông tin y tế không chính xác, gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng xã hội
Công an TP Hà Nội vừa tiếp nhận đơn trình báo từ chị V. (ngụ TP Hà Nội) về việc bị lừa đảo 2,3 tỉ đồng sau khi tham gia nhóm "Tài chính thời đại" và đầu tư tiền ảo qua sàn Bitforex.com.
Đối với chiêu trò này, các đối tượng thường lập các sàn chứng khoán, đầu tư tiền "ảo" giả mạo hoặc không được cấp phép hoạt động. Thậm chí, đối tượng còn giả danh chuyên gia tài chính, chuyên viên chứng khoán hoặc đại diện các công ty môi giới uy tín.
Sau đó, đối tượng mời nạn nhân vào các nhóm đầu tư trên Facebook, Telegram, Zalo..., mời chào tham gia vào sàn cùng lời hứa lãi suất cao. Chiêu thức cũ nhưng vẫn được sử dụng là khoe lãi của nhà đầu tư trước đó.
Sau khi hút được lượng lớn nhà đầu tư và nhận được tiền, sàn giao dịch "ảo" sẽ đóng cửa hoặc biến mất.
Thông tin giả mạo về xuất khẩu lao động
Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát cảnh báo về thông tin giả mạo, lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Các đối tượng thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo website giả mạo hoặc cung cấp giấy tờ giả.
Tinh vi hơn, các đối tượng còn tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ tại các địa phương; hứa hẹn việc làm tại nước ngoài với mức thu nhập cao, điều kiện lao động tốt và chi phí xuất khẩu lao động thấp.
Tiếp đó, đối tượng yêu cầu người lao động nộp một khoản tiền lớn để làm thủ tục hoặc chi phí đầu vào trước khi ký hợp đồng chính thức.
Người lao động sau khi nộp tiền môi giới, chi phí hồ sơ sẽ không thể liên lạc được với đối tượng lừa đảo hoặc được đưa sang nước ngoài làm việc với công việc, thu nhập khác xa lời hứa ban đầu.
Người lao động