Những đứa con bất hiếu khi còn nhỏ thường xuất hiện 4 dấu hiệu này, cha mẹ mau thay đổi cách giáo dục!
Môi trường sống và cách giáo dục của ba mẹ là thứ quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của một đứa trẻ sau này. Thế nên, các bậc phụ huynh không nên bao che khuyết điểm cho con, mà hãy chỉ cho chúng biết lỗi sai của mình.
- 09-11-20213 đặc điểm chung của những đứa trẻ có tương lai rực rỡ: Con bạn sở hữu mấy điều?
- 21-07-2021Phụ huynh Trung Quốc "chạy đua vũ trang" cho thế hệ sau: Con nhà giàu bứt phá thành công, không thủ khoa cũng xuất sắc, bỏ xa những đứa trẻ trong gia đình nghèo khó vì 1 lý do này
- 16-07-2021Tôi đã dành 7 năm để nghiên cứu cách nuôi dạy con của người Hà Lan và đúc rút được 5 bí quyết để nuôi dưỡng nên những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới
Hôm qua, tôi vô tình xem được một quảng cáo dịch vụ của Thái Lan, nội dung rất hay:
Nhân vật chính trong đoạn video là Bacha, cô ấy là một giáo viên. Mẹ cô ấy bị bệnh Alzheimer, vì vậy để tiện chăm sóc cho mẹ, cô ấy đã đưa đón mẹ đến trường mỗi ngày và xếp cho bà ấy ngồi ở hàng ghế cuối cùng.
Tuy nhiên, những học sinh trong lớp lại tò mò "người bạn lớn tuổi" này, nên thường xuyên quay xuống nhìn làm ảnh hưởng đến việc học. Và vì vậy nhiều phụ huynh đã bắt đầu phản ánh điều này với hiệu trưởng.
Vài ngày sau, hiệu trưởng tổ chức một cuộc họp giữa phụ huynh với giáo viên. Hiệu trưởng yêu cầu những phụ huynh không đồng ý cho Bacha giảng dạy ở đây nữa phải ký vào biên bản. Nhưng kết quả lại không có ai ký tên.
Bởi vì họ phát hiện ra rằng, con cái của họ chịu sự ảnh hưởng của Bacha, đã trở nên biết nghĩ cho cha mẹ hơn, chúng còn học được một phẩm chất quan trọng nhất trong cuộc sống: Đó là lòng biết ơn.
Con cái hiếu thảo và ngoan ngoãn, luôn là điều mà mỗi bố mẹ đặt hi vọng. Nhưng nếu ngay từ khi còn nhỏ, con trẻ có những dấu hiệu này, thì bạn nên cố gắng sữa chữa cho chúng ngay lập tức:
1. Thói quen đối đầu với cha mẹ
Tôi từng gặp qua rất nhiều đứa trẻ:
Khi bố mẹ nhờ làm việc gì đó, chúng tỏ ra phớt lờ và mặc kệ bố mẹ.
Khi cha mẹ dạy dỗ, thì vài đứa trẻ lại tỏ ra không đồng ý, thậm chí còn cãi lại đến cùng.
Còn lúc bị cha mẹ la mắng vì đã làm sai, liền giận dỗi đóng sầm cửa ở trong phòng.
Một số bậc phụ huynh cho rằng con cái đang ở lứa tuổi "nổi loạn", nên hay "cho qua" và tha thứ cho chúng hết lần này đến lần khác.
Điều này khiến những đứa trẻ không hề nhận ra cái sai của mình. Sau này, chúng không tôn trọng cha mẹ, cũng không biết tôn trọng người khác.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ sẽ ngày càng trở nên "bất trị". Do đó, cha mẹ nên cố gắng sửa sai cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ.
2. Trốn tránh trách nhiệm
Cha mẹ nào cũng muốn làm hết sức mình để bảo vệ con cái, nhưng có nhiều người lại bao bọc quá mức.
"Nó vẫn còn là trẻ con. Đừng chấp nhất làm gì."
Cứ thế, là đang vô tình để con hình thành những thói hư tật xấu.
Trước đây, có một người mẹ dẫn con đến khu vui chơi, thằng bé đã đạp đổ cây xanh mà không có lý do chính đáng nên bảo vệ đã đến nói chuyện.
Lúc này, người mẹ cậu bé chẳng những không dạy con biết lỗi sai, còn kéo thằng bé ra sau lưng bao che và nói rằng: "Con nít có biết gì đâu."
Xin bạn đừng nuông chiều con quá mức như vậy, vì đó là đang hại chúng. Khi con bạn mắc lỗi, hãy cho chúng biết lỗi sai và dạy chúng lối sống có trách nhiệm.
Nếu bây giờ bạn không cố gắng dạy chúng, thì sau này lớn lên để đời dạy chúng sẽ còn vất vả hơn nhiều.
3. Khả năng chiếm hữu cao
Có nhiều đứa trẻ tính tình rất "khó ưa". Chúng ích kỷ đến nỗi, chỉ cần là thứ mình thích liền cố dành về tay, mặc cho đồ vật đó là của người khác đi nữa.
Nếu lúc này cha mẹ không dạy con sớm, thì khi lớn lên chúng sẽ trở thành những người bất trị, chỉ biết chiếm đoạt, mặc kệ thứ đó có phải của mình hay không.
Thói quen thích là phải đoạt được đó sẽ khiến chúng ỷ lại vào gia đình và luôn tự cao rằng bản thân có quyền có tất cả. Khi không được như ý, chúng sẽ dễ ăn vạ, không biết ơn cha mẹ, mà thậm chí còn trách móc vì không cho được chúng hết mọi thứ mà chúng muốn.
Nghiên cứu cho thấy: Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã nhận thức được "chủ quyền". Nên lúc này, hãy đưa ra phương pháp giáo dục đúng đắn để sau này trẻ có thể trở thành những người có ích cho xã hội.
4. Trả treo với người lớn, đánh lại bố mẹ
Đầu năm nay, ở Diêm Thành, Trung Quốc, một bé trai 12 tuổi đã đập phá tài sản trong khách sạn rồi tìm mẹ bảo bà đền bù thay mình.
Người mẹ tất nhiên vô cùng tức giận, bà ấy đã la mắng, dạy dỗ con nhưng thằng bé bỗng xông lên trước rồi lấy tay siết cổ mẹ nó.
Những vị khách xung quanh thấy vậy liền chạy đến can ngăn sau đó đều chỉ trích thằng bé không có giáo dưỡng.
Là cha mẹ, chúng ta có thể nhẫn nhịn không đánh con, nhưng bạn cũng nên giáo dục bằng lời để chúng hiểu đâu là đúng đâu là sai.
Nếu lúc nào bạn cũng cho qua, thì sự dễ dãi của bạn đang làm hại đời đứa trẻ.
Liệu khi lớn lên, cậu nhóc kia có thể trở thành một người con hiếu thảo với cha mẹ nó hay không?
Câu trả lời nhiều người cũng tự mình đoán được.
Người lớn biết tức giận, trẻ em cũng biết. Nhưng không được để chúng trút giận vào người khác, hãy dạy con trẻ làm thế nào để kiểm soát tính tình của mình, cũng như ngăn cản chúng, không cho phép chúng được tái phạm lần sau.
(weixin)
Doanh nghiệp và tiếp thị