Những món có đầy ở Việt Nam nhưng du học sinh thấy là "rớt nước mắt"
Không chỉ khó mua, mà khi nhìn giá xong thì các du học sinh đúng là muốn khóc thật...
- 25-08-2024Xôn xao nhất MXH hiện nay: Một du học sinh mới qua Mỹ 3 ngày đã đòi về
- 31-07-2024Nhiều du học sinh về nước "kêu trời" vì khó xin việc, rải hàng trăm CV nhưng chẳng nơi nào nhận
- 12-07-2024Du học sinh tại Úc bất ngờ với mức lương làm thêm
Một trong những điều đã trở thành đặc trưng của các du học sinh Việt khi sinh sống tại nước ngoài đó chính là sự "thiếu thốn", "thèm thuồng" những món ăn mang hương vị quê nhà. Bởi sống xa quê hương, những món ăn quen thuộc rất hiếm khi có cơ hội thưởng thức, ngay cả đồ ăn đóng gói, những thứ gia vị Việt Nam cũng rất khó mua. Có lẽ bởi thế mà nhiều du học sinh đùa rằng họ đã "rớt nước mắt" khi thấy những món đồ dưới đây...
Một cô bạn du học sinh người Việt đang sinh sống tại Đức đã chia sẻ những món đồ mà cô nàng "rớt nước mắt" khi đang ở nước bạn. Hoá ra đó toàn là những thứ vô cùng quen thuộc của người Việt. Những món ăn rất quen thuộc như trứng muối, cá lóc, sầu riêng, gà ủ muối, cà pháo hay những gia vị như mắm tôm, mắm nêm, nước tương... đều rất dễ mua ở Việt Nam. Hay cả mì gói, các loại bún khô giờ đây giống như "thiên đường" vậy.
Hiện nay, tại nhiều nước, nơi có nhiều người Việt sinh sống cũng đã có những cửa hàng chuyên bán đồ ăn Việt Nam. Tuy nhiên, mức giá cũng khác xa khi mua ở "nhà", bởi vậy mà các du học sinh cũng phải chi tiêu rất tiết kiệm, thật sự cân nhắc khi mua những món đồ đó.
Cũng dễ hiểu cho cảm giác của các du học sinh hay những người đang làm việc tại nước ngoài, bởi khi sống ở Việt Nam, được ăn hàng ngày, mọi món ăn, mọi hương vị đều đã rất gắn bó. Rồi tới khi đi ra nước ngoài, đồ ăn, khẩu vị không phải những món quen thuộc nữa thì lại thấy nhớ vô cùng. Đôi khi, chỉ là đĩa rau muống xào thôi mà chẳng khác nào một món ăn xa xỉ. Đó vừa là hương vị yêu thích, thân thuộc, vừa là nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương...
"Rớt nước mắt" khi thấy những món đồ này vốn là lời nói đùa của các du học sinh, thế nhưng có lẽ đó cũng là "tiếng lòng" của họ.
(Nguồn: TikTok @yaranguyen)
Đời sống & pháp luật