Những sai lầm khi nấu khiến cơm vừa mất hết dưỡng chất, vừa gây hại cho sức khoẻ: Học người Nhật 2 mẹo khi nấu cơm!
Nấu cơm là việc đơn giản hàng ngày, nhưng để nấu được nồi cơm ngon mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng có trong gạo thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nấu cơm mà nhiều người mắc cần loại bỏ gấp!
- 03-03-2021Chuyên gia Ấn Độ khuyên ngâm gạo trước khi nấu cơm: Lợi ích bất ngờ và 4 bước ngâm gạo đúng cách
- 23-12-2020Bác sĩ dinh dưỡng: 4 sai lầm khi nấu và ăn cơm của người Việt khiến cơm mất chất, tăng nguy cơ mắc bệnh
- 23-09-2020Chuyên gia Ấn Độ khuyên ngâm gạo trước khi nấu cơm: Những lợi ích bất ngờ và cách ngâm gạo đúng
Sai lầm khi nấu cơm
1. Chọn gạo có mùi quá thơm
Theo KS hóa thực phẩm Hồ Thị Thu Thủy, để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán gạo thường sử dụng các hương liệu tạo mùi, giữ cho mùi được thơm lâu hơn. Tuy nhiên các hương liệu tạo mùi thường không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu chúng ta ăn phải loại gạo với nhiều chứa nhiều hóa chất tạo mùi sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Khi mua gạo, người tiêu dùng nên chọn những hạt gạo trắng, dài và không bị gãy vụn, không chọn những hạt gạo dị dạng, có màu lạ. Đặc biệt không nên mua những loại gạo có mùi thơm lạ, thơm quá mức. Trước khi mua gạo chúng nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi để phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.
2. Chọn gạo trắng tinh
Trên thực tế những hạt gạo quá trắng là do được xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài nơi chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi. Nếu ăn loại gạo này thường xuyên bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất lớn. Đó là kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard (ở Boston, Mỹ). Nghiên cứu đã được kéo dài trong nhiều năm với số người tham gia lên đến 352.000 người đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Úc.
Trong quá trình nghiên cứu, 13.284 người đã mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cảnh báo việc ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xenlulo thực vật có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu.
Hiện nay nhiều người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt mà không biết rằng gạo chế biến càng tinh thì lượng xenlulo càng giảm, khó tạo ra cảm giác no bụng khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì. Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm ít xenlulo có tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng mạch máu và cao huyết áp gấp đôi bình thường.
3. Dùng nước lạnh nấu cơm
Việc dùng gạo nấu cơm bằng nước lạnh đang tồn tại ở rất nhiều các gia đình. PGS.TS Nguyên Văn Hoan (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Lúa tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội), nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh dù nấu bằng nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi. Bởi vì, nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.
Theo BS Liên, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
Chính nhờ việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung để giữ nhiệt và tránh cho gạo tiếp xúc với không khí mà lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
4. Mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng
Thông thường khi nấu bằng nồi cơm điện nó sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi.
Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm thêm 5 phút nữa thì cơm sẽ dẻo và rất ngon.
Cách nấu cơm đúng cách giúp bảo vệ bạn và gia đình
1. Vo gạo nhẹ tay
Nhiều người nấu cơm có thói quen vo gạo từ 4 – 5 lần, cách làm này rất không nên vì làm mất nguồn dinh dưỡng. Không nên vo gạo cho nước chảy, chỉ cần cho vào trong thau và khuấy tay nhẹ 1 – 2 lần để loại bỏ bụi bẩn là được.
2. Cho vừa nước
Nhiều người khi nấu cơm không chú ý thêm nước, dẫn đến cơm nhão hoặc cứng, vì thế tính toán lượng nước chuẩn là rất quan trọng. Nếu cơm gạo tẻ trắng, tỷ lệ giữa gạo và nước là 1: 1,2 – 1,4, thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 4 – 6 mm là vừa (tùy loại gạo). Nếu có trộn thêm lương thực phụ như gạo tím, cao lương hoặc kê… thì phải thêm nước, vì lương thực phẩm phụ rất "ăn nước".
3. Cơm chín không được mở vung ngay
Thông thường, khi nồi cơm điện tự ngắt là cơm đã chín, nhưng nếu lúc này mở nắp vung ra ngay sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt hơi nhão, còn tầng dưới thì chặt quá, còn nếu dính nồi sẽ gây khó khăn khi rửa. Cách nên làm là sau khi công tắc nhảy sang trạng thái giữ ấm không nên rút phích cắm ra ngay mà để khoảng 5 phút, sau khi rút phích ra lại om thêm 5 phút, để cơm ngon và không dính nồi.
4. Học 2 mẹo khi nấu của người Nhật
- Dùng nước trà nấu cơm:
Cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá.
Cách làm như sau: Dùng 0,5-0,7 g lá chè, ngâm vào 1 kg nước sôi từ 5-8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
- Cho dầu ăn vào cơm:
Khi nấu cơm, nếu ta nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, tơi, nhừ, mà còn không bị cháy nồi.
(Tổng hợp)
Doanh nghiệp và tiếp thị