Những thú vui tiền tỷ của giới thượng lưu thế giới
Ngoài xế hộp triệu đô hay trang sức quý giá, những người giàu có nhất thế giới còn chi tiền cho những thú vui nào?
- 28-03-2017Khải Silk: “Ngoài xe, tôi không còn hứng thú sắm sửa đồ hiệu cho mình nữa”
- 28-03-2017Đam mê golf nhưng quý ông có biết, quả bóng đầu tiên làm từ chất liệu gì không?
- 28-03-2017Không phải mục tiêu tiền bạc hay thành công, đây mới là "nỗi ám ảnh" lớn nhất của những tỷ phú tự thân
Xe hơi đẳng cấp
Hiện nay đa số những chiếc ô tô đẳng cấp và cổ điển nằm trong tay các nhà sưu tập và chuyên gia. Giá bán của siêu xe có thể vượt mức 1 triệu USD, đây là mức phổ biến của hầu hết các xe siêu sang đang có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, khảo sát cũng ghi nhận 8/25 xe được bán với giá trên 10 triệu USD.
Bất chấp sự suy thoái kinh tế, những chiếc xe hiếm nhất, xuất sắc nhất vẫn liên tiếp được sản xuất và phá kỉ lục thế giới.
Tại Mỹ, mỗi năm doanh số bán các siêu xe ở tuần lễ xe hơi Monterey (triển lãm xe hơi đặc biệt mà chỉ các đại gia mới được tham dự) lại liên tiếp phá kỉ lục. Một chiếc Jaguar D 1955 đã giành kỉ lục chiếc xe đắt nhất nước Anh với mức giá 22 triệu USD. Chiếc xe đắt nhất thế giới là Ferrrari 250 GTO được bán năm 2016 với mức giá 38 triệu USD.
Trang sức quý giá
Với giới nhà giàu, việc sở hữu những món đồ trang sức đắt giá chính là cách thể hiện đẳng cấp. Trong gần 1 thập niên qua, giá thành của mặt hàng trang sức đã tăng 155%.
Viên kim cương đắt giá nhất thế giới Oppenheimer Blue 14,62.
Viên kim cương lấp lánh Oppenheimer Blue 14,62 cara được bán tại sàn đấu giá Christie's Geneva với giá 57,6 triệu USD. Nó là viên kim cương được bán đấu giá đắt nhất thế giới. Chiếc nhẫn kim cương 14.13 carat đã đấu giá được 1,4 triệu bảng Anh tại sàn đấu giá Bonhams ở London, so với giá ban đầu là 800.000 bảng.
Đồng hồ đẳng cấp
Thế giới trang sức của nam giới cũng đạt đỉnh cao mới. Chiếc đồng hồ 1941 Patek Philippe ref. 1518 trở thành chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới khi được đấu giá tới 11 triệu USD. Hãng đấu giá Bonhams nhận định rằng, những nhà sưu tập giàu có đang có xu hướng chuyển sự quan tâm từ những chiếc đồng hồ thời thượng thành những loại đồng hồ sang trọng và đa chức năng hơn, ví dụ chức năng thể thao hay hay kiểu dáng quân sự.
Tác phẩm nghệ thuật
Bức tranh đắt giá nhất thế giới Willem De Kooning theo trường phái Trừu tượng.
Những người càng giàu có càng có xu hướng muốn khẳng định đẳng cấp bằng những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lâu đời. Sở hữu các tác phẩm nghệ thuật kinh điển thể hiện đẳng cấp quý tộc và sang trọng của chủ nhân. Tính tới thời điểm hiện tại, Willem De Kooning vẫn giữ vững danh hiệu bức tranh đắt nhất thế giới khi được mua lại với giá 300 triệu đô.