MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei Asian Review: Xuất khẩu Trung Quốc hướng về Đông Nam Á trong bối cảnh thương chiến, tác động đến Việt Nam mạnh nhất

Xuất khẩu Trung Quốc sang Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore đều tăng trưởng hai con số.

 ASEAN đã nổi lên như một điểm đến xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc khi chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình chịu đựng một cuộc chiến thương mại bầm dập với Mỹ.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 12,5% trong năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Mỹ giảm 20,9%, theo thống kê thương mại hàng hóa được công bố ngày 14/1 tại Bắc Kinh bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc - sự sụt giảm lớn nhất kể từ ​​năm 1984.

Nhưng ngay cả khi thuế quan tăng vọt làm ảnh hưởng nặng nề đến thương mại song phương với Mỹ, Trung Quốc rõ ràng đã có chiến lược thúc đẩy thương mại với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, để bù đắp vào khoảng trống do Mỹ để lại.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng 16,7% trong năm 2019, trong khi xuất khẩu sang Philippines, Malaysia và Singapore tăng 16,3%, 14,9% và 11,6%.

Dữ liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho thấy xuất khẩu máy chơi game Trung Quốc sang Mỹ trong 11 tháng đầu năm đã giảm 36%. Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng từ con số 0 năm 2018 lên khoảng 200 triệu USD vào năm 2019. Và dữ liệu riêng cho thấy xuất khẩu máy game từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng khoảng 80% trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11. 

Nikkei Asian Review: Xuất khẩu Trung Quốc hướng về Đông Nam Á trong bối cảnh thương chiến, tác động đến Việt Nam mạnh nhất - Ảnh 1.

Nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm vào năm 2019, giảm 2,8% xuống còn 2,0768 nghìn tỷ USD. Xuất khẩu trong năm đạt 2,4984 nghìn tỷ USD, tăng 0,5% - tăng trưởng chậm hơn nhiều so với năm 2018, phần lớn là do các lô hàng đến Mỹ giảm

Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng gần 20% trong năm 2019 lên 421,5 tỷ USD. Nhìn chung, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc như điện thoại di động và máy tính cá nhân tăng rất chậm. Các sản phẩm chịu mức thuế cao hơn của Mỹ, như đồ nội thất và dệt may, cũng bị sụt giảm.

Tuy nhiên, nhập khẩu thịt lợn đã tăng vọt khi nước này chiến đấu với dịch tả lợn châu Phi. Trung Quốc nhập khẩu 2,1 triệu tấn thịt lợn vào năm 2019, tăng 75% so với năm trước. Nhập khẩu thịt bò cũng tăng như là một hàng hóa thay thế.

Hoạt động thương mại của Trung Quốc đã tăng trong tháng 12, với xuất khẩu tăng 7,6% so với cùng tháng năm trước lên tới 237,6 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng 16,3% lên 190,8 tỷ USD. Điều này có thể phản ánh sự phục hồi trong sản xuất. Một mùa Tết Nguyên đán sớm hơn bình thường - bắt đầu vào cuối tháng này - cũng có thể đã đóng góp vào sự cải thiện đó.

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên