Nikkei: Các ngân hàng Nhật Bản giúp doanh nghiệp mở rộng ở Việt Nam và các thị trường châu Á
Tại Tokyo, các ngân hàng địa phương đang tập hợp nguồn nhân lực và tài chính để giúp các doanh nghiệp nhỏ hơn tìm kiếm khách hàng cũng như thiết lập các kênh bán hàng tại Trung Quốc, Việt Nam cùng với các thị trường nước ngoài khác.
- 11-06-2020Tập đoàn dầu khí hàng đầu Hoa Kỳ có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực
- 11-06-2020Không chỉ Trung Quốc "khốn đốn" vì dân số, thống kê cho thấy nam giới Việt Nam cũng sẽ gặp khó trong việc tìm bạn đời
- 11-06-2020Phó Viện trưởng CIEM bình luận về việc giảm thuế "cứu" doanh nghiệp: Vấn đề là cứu đến đâu, chứ không thể cứu hết được!
Nikkei Asian Review đưa tin: Yamaguchi Financial Group và Michinoku Bank sẽ sớm hợp tác với RCG có trụ sở tại Tokyo để hỗ trợ các công ty thương mại địa phương. Thông qua RCG, kêu gọi thành lập các văn phòng tại các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Việt Nam trong năm nay, và có kế hoạch mở rộng mạng lưới tới khoảng 20 quốc gia trong vòng năm năm.
Động thái này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với các ngân hàng địa phương. Đến nay, các ngân hàng này đã mở văn phòng giao dịch tại Trung Quốc và Đông Nam Á để hỗ trợ khách hàng tại nước ngoài. Việc hợp tác sẽ cho phép họ có được nguồn nhân sự có chuyên môn cần thiết, tăng cường khả năng thu thập thông tin, ngoài ra còn có thể cắt giảm chi phí.
Do đại dịch Covid-19 làm hạn chế các chuyến công tác nước ngoài, các đối tác đã và đang xem xét triển khai một dịch vụ có thể trao đổi trực tuyến giữa các công ty Nhật Bản và nước ngoài. Tại đó, các doanh nghiệp sẽ đăng ký các vật liệu và sản phẩm họ muốn mua hoặc bán, sau đó một hệ thống chuyên biệt sẽ kết nối họ với nhau.
Bất chấp những hạn chế hiện tại đối với du lịch quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những vùng chịu ảnh hưởng của việc suy giảm dân số, phải tìm kiếm doanh nghiệp ở nước ngoài để tồn tại. Tập đoàn tài chính Yamaguchi và Michinoku đã quyết định từ bỏ cạnh tranh và tập trung vào việc làm thế nào để hỗ trợ tốt hơn cho các khách hàng của họ tại nước ngoài.
RCG dự định kêu gọi các tổ chức tài chính địa phương khác như các hiệp hội tín dụng tham gia. RCG cũng sẽ làm việc với các công ty thương mại dưới sự bảo trợ của các ngân hàng địa phương và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các ngân hàng muốn thành lập các công ty thương mại của riêng họ.
Một thay đổi pháp lý trong năm 2016 cho phép các ngân hàng địa phương nắm giữ hơn 5% cổ phần trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và các công ty thương mại ở khu vực. Điều này giúp họ có được một nguồn lợi nhuận mới trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt lãi suất thấp.