Một ngân hàng dùng tới 92% lợi nhuận thuần để dự phòng rủi ro, lãi ròng tăng nhẹ trong năm 2023
Chi phí dự phòng rủi ro cao khiến cho lợi nhuận trước thuế của BaoVietBank giảm nhẹ so với năm 2022, bất chấp lãi thuần tăng mạnh. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của nhà băng này vẫn tăng.
- 19-01-2024Kết quả kinh doanh ngân hàng 19/1: Những cái tên đầu tiên báo lỗ và lợi nhuận giảm sâu trong quý 4
- 13-01-2024Kết quả kinh doanh ngân hàng ngày 13/1: Top5 lợi nhuận dần lộ diện, một nhà băng lãi đột biến trong quý 4
- 07-01-2024Lần đầu tiên trong lịch sử lợi nhuận nhóm Big4 đều đạt mốc tỷ USD, tổng lãi vượt 115.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 56 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Yếu tố chính giúp BaoVietBank tăng trưởng lợi nhuận trong quý 4 đến từ giảm chi phí dự phòng rủi ro (-6,9%) và cắt giảm chi phí hoạt động (-44,5%). Hai loại chi phí lớn nhất này giảm đã bù đắp được sự hụt hơi của các nguồn thu khi thu nhập hoạt động trong quý vừa qua giảm tới 18,5%.
Lũy kế cả năm 2023, lợi nhuận trước thuế của BaoVietBank đạt gần 90 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với năm trước.
Trong năm vừa qua, thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng hơn 75% lên trên 1.400 tỷ đồng; thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 25,5% đạt hơn 717 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh lần lượt tănggần 42% và 62%, đạt hơn 46 tỷ đồng và 52 tỷ, đồng thời chứng khoán đầu tư cũng giảm lỗ từ 125 tỷ xuống còn 56 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác chuyển từ lãi gần 84 tỷ đồng trong năm 2022 sang lỗ trên 192 tỷ đồng. BaoVietBank không có thuyết minh về khoản lỗ này.
Tính chung, thu nhập hoạt động của BaoVietBank trong năm 2023 đạt gần 1.968 tỷ đồng, tăng hơn 41% so với năm 2023. Trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 8,7% lên xấp xỉ 806 tỷ đồng. Điều này giúp lãi thuần của ngân hàng tăng hơn 78%, lên gần 1.162 tỷ đồng.
Trong năm 2023, BaoVietBank đã phải tăng tới 91% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên mức 1.072 tỷ đồng, tương đương hơn 92% lợi nhuận thuần. Điều này đồng nghĩa, cứ 100 đồng lợi nhuận làm ra, BaoVietBank phải trích tới 92 đồng để dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là tỷ lệ trích lập cao hàng đầu ngành ngân hàng.
Mức trích lập cao trên khiến cho lợi nhuận trước thuế năm 2023 của BaoVietBank giảm nhẹ so với năm 2022, bất chấp lãi thuần tăng rất mạnh. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn tăng 1,5% lên gần 71,6 tỷ đồng nhờ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản BaoVietBank ở mức 84.645 tỷ đồng, tăng 8,1% so với hồi đầu năm.
Dư nợ cho vay khách hàng ở mức 41.399 tỷ đồng, tăng 24,7%. Trong đó, nợ xấu ở mức 1.655 tỷ đồng, tăng 49% so với hồi đầu năm; qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ mức 3,34% lên 4%.
Đi sâu vào các khoản nợ xấu, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có dư nợ cao nhất với gần 1.296 tỷ đồng, tăng 73% so với hồi đầu năm. Vì là nhóm phải trích lập dự phòng cao nhất nên dự nợ nhóm 5 mở rộng khiến chi phí dự phòng của BaoVietBank tăng mạnh trong năm 2023.
Vào cuối quý 4, BaoVietBank nhận 52.848 tỷ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 27,7%. Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức 7,6% tăng từ 6,4% ghi nhận vào thời điểm cuối năm 2023.
An ninh Tiền tệ
- Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024
- Sẽ sớm có ngân hàng Việt Nam cán mốc lợi nhuận 2 tỷ USD
- Chạy đà ấn tượng, Techcombank sẽ “bay cao” trong năm “rồng”?
- Cuộc đua tăng vốn ngân hàng: Từ một nhà băng vắng tên trong Top 10, sau 10 năm vọt lên dẫn đầu và bỏ xa Big 4
- Cuộc đua hút tiền gửi: Những ngân hàng nào được người dân gửi nhiều tiền nhất?