Nỗi buồn tiền ế
Sáng 19/6, Chính phủ đã triệu tập gấp Hội nghị “Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế” dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, với sự tham gia của các bộ, ngành cùng đại diện các hiệp hội Bất động sản, Ngân hàng, Da giày... và 10 ngân hàng thương mại.
- 01-06-2023Thống đốc: Không có lý do gì để ngân hàng huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà lại không cho doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn
- 30-05-2023Nhu cầu vay vốn sụt giảm, ngân hàng lo “ế" tiền huy động lãi suất cao
- 25-05-2023Lãi suất đã "dễ thở" hơn rất nhiều, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ tài chính thế nào để dễ vay vốn ngân hàng?
Tại hội nghị, như thường khi, một số đại diện hiệp hội đã lên tiếng kêu về việc nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn hoặc phải vay vốn với lãi suất cao.
Có mặt tại cuộc họp này, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đã phải hơn một lần lên tiếng lí giải thắc mắc cũng như nêu những cái khó của ngành ngân hàng đang đối diện. Theo các lãnh đạo NHNN, bức tranh tiền tệ năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó. Trong đó có khó khăn do thực tại tiền đang ứ tại các nhà băng, tín dụng tăng trưởng thấp, nhiều doanh nghiệp than không vay được vốn “Thế nhưng nếu ngân hàng thương mại bỏ qua các quy định, cho doanh nghiệp yếu kém không đủ điều kiện, không có tài sản thế chấp, không có dòng tiền thậm chí không rõ ràng trong mục đích sử dụng vốn vay, thì ai sẽ là người “gánh” ?”, lãnh đạo NHNN chia sẻ quan điểm. Theo lãnh đạo NHNN "cầu” về tiền yếu, đã khiến sức khỏe doanh nghiệp ngày càng thêm yếu.
Cuối tuần qua, NHNN lần thứ 4 quyết định chính thức điều chỉnh hạ lãi suất điều hành. Động thái này cho thấy cơ quan quản lý đang cố gắng nới lỏng tối đa chính sách tiền tệ, tạo điều kiện kích thích mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay giảm. Nói với PV Tiền Phong, Tổng giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng cũng đã “bật mí” một thực tế đáng lưu ý: Ngân hàng lại quay về thời kỳ như trong đại dịch “đỏ mắt” tìm khách. Theo ông Tùng, tất cả các khách hàng tốt đủ điều kiện đến nay đều đã được tiếp cận vốn ngân hàng. Thực tế nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay với khách hàng hiện hữu.
Vậy thì sao doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận vốn hoặc có tiếp cận được lại kêu lãi suất cho vay cao, không muốn vay ? Phải làm gì để gỡ khó trong bối cảnh này? Theo một chuyên gia, trách nhiệm, việc xử lý rốt ráo vốn cho nền kinh tế lúc này không thể chỉ dồn lên mình “đôi vai”tín dụng mà cần sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các bộ ngành, địa phương và chính doanh nghiệp.
“Một dự án cấp phép đầu tư 3 năm mới xong, một dự án nhà ở xã hội cũng 5 năm mới xong thủ tục, thời gian chết đó, nhiều doanh nghiệp vẫn phải gồng mình trả lãi vay vì họ buộc phải chuẩn bị tài chính đủ mới được thực hiện. Vậy vấn đề sẽ nằm cả ở sự chậm trễ trong lĩnh vực đầu tư cấp phép. Mấu chốt hiện tại vẫn là khả năng “hấp thụ vốn” của doanh nghiệp đang yếu vì “cầu” yếu, doanh nghiệp, không có nhiều đơn hàng thì cũng cần phải được tính toán”, vị chuyên gia nói.
Trong nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp trông đợi nguồn vốn từ 3 kênh: Ngân hàng, thị trường vốn (chứng khoán); huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nay, cả hai thị trường vốn kia chưa thể hồi sinh do doanh nghiệp đã "bột nở” quá nhanh và để lại nhiều hệ lụy, không lẽ, tất cả lại quay trở lại phụ thuộc vào ngân hàng. Khó thực!
Tiền phong
Sự kiện: FTalk - Chuyên gia talk
Xem tất cả >>- VDSC: Phát hành tín phiếu không phải là tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ, nhưng không gian để nới lỏng thêm tương đối hạn chế
- Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023, 2024
- Tỷ giá tăng cao: ‘kẻ cười, người khóc’
- Liệu có cơ hội đầu tư cổ phiếu bảo hiểm khi lãi suất tiền gửi giảm sâu?
- Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, người dân 'đổ tiền' vào đâu?