MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nói thật: Sau khi thức dậy, thà đói còn hơn ăn 5 loại bữa sáng này

18-12-2024 - 08:25 AM | Sống

Nói thật: Sau khi thức dậy, thà đói còn hơn ăn 5 loại bữa sáng này

Nhiều món ăn vẫn tưởng bổ dưỡng và tiện lợi cho bữa sáng nhưng thực chất chúng có thể gây hại cho sức khỏe.

5 món không nên ăn vào bữa sáng

1 . Đồ uống có đường

Nhiều người cho rằng việc bổ sung một ly đồ uống có đường vào bữa sáng có thể bổ sung năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên thực tế, lượng đường quá cao trong thực phẩm này không chỉ kích thích vị giác, gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cùng với đó, nhiều người cũng cho rằng việc uống một ly nước ép trái cây hay sinh tố vào buổi sáng rất tốt cho sức khoẻ nhưng trên thực tế, đường fructose trong trái cây nếu dùng quá nhiều sẽ dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Đặc biệt là các loại sinh tố có thêm đường hoặc sữa lắc trái cây sẽ phá hủy cellulose có trong các loại hoa quả. Chúng không chỉ làm tăng tốc độ hấp thụ đường mà còn khiến lượng đường trong máu thay đổi đột ngột, rút ngắn thời gian dự trữ glycogen của gan và tạo ra gánh nặng cho gan.

Nói thật: Sau khi thức dậy, thà đói còn hơn ăn 5 loại bữa sáng này- Ảnh 1.

2. Đồ chiên rán

Nhiều người thích ăn các món chiên vào bữa sáng như bánh rán, gà rán, khoai tây chiên,… Tuy nhiên nếu ăn liên tục trong thời gian dài thì sẽ rất dễ nạp vào quá nhiều calo, tăng gánh nặng cho cơ thể, không chỉ gây béo phì mà còn tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và các bệnh về tim mạch

3. Bánh ngọt

Đây là những thực phẩm phổ biến cho bữa sáng nhưng hầu hết chúng đều được làm từ bột mì trắng và đường, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành glucose. Sau giấc ngủ dài, lượng đường trong máu thấp, nếu cơ thể hấp thụ các loại tinh bột tinh luyện sẽ khiến glucose trong máu tăng mạnh. Từ đó kích thích tiết insulin khiến lượng đường trong máu thay đổi đột ngột, dễ hấp thụ nhiều tinh bột hơn bình thường vì luôn có cảm giác đói.

Đồng thời, khi tiêu thụ quá nhiều tinh bột và đường sẽ dẫn đến béo phì - đây là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gan cũng như ảnh hưởng đến bệnh vim mạch.

Có thể chọn bánh mì nguyên hạt, tuy mùi vị không thơm ngon bằng bánh mì trắng nhưng có tác dụng giảm tốc độ tiêu hóa và tránh tình trạng đường huyết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, nên ăn thêm rau và trứng cùng bánh mì để hạn chế những tác động tiêu cực của việc thay đổi lượng đường trong máu.

Nói thật: Sau khi thức dậy, thà đói còn hơn ăn 5 loại bữa sáng này- Ảnh 2.

4. Đồ ăn qua đêm

Nhiều người thường có thói quen chuẩn bị bữa sáng từ hôm trước để sử dụng cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm khi để qua đêm đã giảm đi rất nhiều, vitamin và khoáng chất trong thức ăn sẽ bị mất đi cũng như dễ dàng sinh sôi vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách.

Cùng với đó, nhiều loại thực phẩm khi để qua đêm sẽ tăng hàm lượng nitrit có khả năng gây ra các vấn đề về thận cũng như tăng nguy cơ ung thư. Hương vị và độ tươi ngon của thực phẩm sau khi để qua đêm cũng sẽ kém đi.

5. Đồ chứa nhiều muối

Nhiều người thường có thói quen ăn kèm các loại đồ muối mặn hay những thực phẩm siêu chế biến với lượng muối và chất phụ gia cao vào bữa sáng. Điều này có thể làm tăng nhu cầu về nước trong cơ thể cũng như cản trở hoạt động trao đổi chất và tiêu hóa bên trong.

Buổi sáng là thời điểm cơ thể cũng như thận mới phục hồi sau một đêm thanh lọc, nghỉ ngơi. Nếu ăn đồ mặn sẽ làm tăng áp lực lên thận gấp nhiều thời điểm khác trong ngày, kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nói thật: Sau khi thức dậy, thà đói còn hơn ăn 5 loại bữa sáng này- Ảnh 3.

Cùng với đó, những thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu và thận. Ngoài ra, nếu sử dụng thường xuyên còn có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Không chỉ vậy, bữa sáng là bữa quan trọng, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động của cơ thể cả ngày dài. Tuy nhiên, những đồ ăn như dưa chua hay các thực phẩm siêu chế biến thường cung cấp dinh dưỡng không nhiều, thậm chí còn cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng vì lượng natri cao.

Chính vì vậy, hạn chế đến mức tối đa việc ăn nhiều đồ có vị mặn vào bữa sáng.

4 điều cần làm để bữa sáng lành mạnh

Sau giấc ngủ, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái mất nước. Nếu bạn ăn sáng mà không uống nước có thể dẫn đến dịch tiêu hóa không tiết đủ, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, tiêu hóa và hấp thu.

1. Nên uống một lượng nước ấm hoặc nước muối nhẹ thích hợp trước khi ăn sáng. Điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giữ ẩm cho ruột.

2. Đa dạng thực phẩm

Khi ăn sáng, nếu số loại thực phẩm quá đơn điệu sẽ dẫn đến việc nạp vào không đầy đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Bữa sáng cần đa dạng bao gồm ngũ cốc, khoai tây, thịt, rau, trái cây và lượng thực phẩm giàu protein thích hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng chất dinh dưỡng của cơ thể.

Nói thật: Sau khi thức dậy, thà đói còn hơn ăn 5 loại bữa sáng này- Ảnh 4.

3. Lượng ăn phù hợp

Mặc dù khẩu phần ăn sáng của mọi người có thể khác nhau do kích thước cơ thể và sự khác biệt về tuổi tác, nhưng nhìn chung, người ta khuyên nên hạn chế lượng calo trong bữa sáng ở mức dưới 500 calo.

4. Thời gian ăn phù hợp

Ăn uống đều đặn vào cùng một khung giờ có thể giúp duy trì mức độ trao đổi chất bình thường. Theo quy luật vận hành của đồng hồ sinh học và hệ tiêu hóa cơ thể con người, cảm giác thèm ăn của cơ thể mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 7 đến 8 giờ sáng. Đây được coi là thời điểm thích hợp ăn sáng .

Để đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nên ăn sáng và ăn trưa cách nhau 4 đến 5 tiếng.

Nguồn: Sohu

Theo Phạm Trang

Thanh niên Việt

Trở lên trên