MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ “mừng thầm” vì gạo Trung Quốc nhiễm độc

23-05-2013 - 13:02 PM |

Trung Quốc có thể sẽ phải nhập thêm một lượng lớn gạo để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước sau khi phát hiện ra gạo độc từ khu vực cung cấp lúa gạo lớn nhất nước này.

Ngành gạo Mỹ đang nuôi hy vọng Trung Quốc sẽ tăng lượng gạo nhập khẩu trong năm nay sau vụ bê bối về gạo nhiễm cadmium, một chất có tác hại lớn tới sức khỏe con người, gây ngộ độc, nhiễm độc cơ thể, bệnh loãng xương dễ dẫn tới tình trạng gãy xương.

Các nhà xuất khẩu gạo Mỹ cho rằng người dân Trung Quốc đang mất niềm tin vào chất lượng gạo trong nước, đặc biệt nguồn cung cấp gạo chính cho thị trường nội địa, hai tỉnh Quảng Đông – Hồ Nam, lại là nơi nhiễm độc nặng nhất. Có tới 11 mẫu gạo được gửi từ tỉnh Hồ Nam để kiểm tra có chứa chất cadmium vượt quá mức cho phép.

Các nhà phân tích kinh tế lạc quan rằng doanh nghiệp xuất khẩu gạo Mỹ có thể xem xét lại các hợp đồng đã bị hủy bỏ và theo dõi số liệu từ các kho dự trữ, thậm chí là mua thêm từ nông dân để chuẩn bị cho một loạt các giao dịch mới.

Hiện giá gạo 4% tấm xuất khẩu của Mỹ là 625-635 USD/tấn loại hạt dài. Gạo 5% tấm của Việt Nam là 375 - 385 USD/tấn; của Ấn Độ 445 - 455 USD/tấn; của Pakistan là 435 - 445 USD/tấn; của Uruguay là 620 - 630 USD/tấn. Giá gạo hạt dài 100% B của Thái Lan ở mức 530 - 540 USD/tấn.

Trong một diễn biến khác, Ấn Độ lần đầu tiên xuất khẩu gạo Non-bamasti đến Philippines, khối lượng là 30.000 tấn theo hạn ngạch của các quốc gia Đông Nam Á (TRQ). 

Theo nguồn tin địa phương, Philippines đồng ý mua gạo từ Ấn Độ vì giá cả cạnh tranh so với Thái Lan và Việt Nam, khoảng 350 USD/tấn. 

Mặc dù Philippines đang hướng tới mục tiêu tự túc trong năm 2013 – 2014 và ra kế hoạch hạn chế nhập khẩu gạo, chỉ khoảng 187.000 tấn trong năm nay nhưng Bộ nông nghiệp Mỹ ước tính, lượng gạo nhập khẩu của nước này vẫn sẽ đạt khoảng 1,2 triệu tấn trong năm 2013 – 2014.

Một số chuyên gia cho hay gạo nhiễm chất cadmium do nhiều nguyên nhân như đất nông nghiệp, phân bón, hệ thống tưới tiêu do tình trạng ô nhiễm kim loại nặng từ ngành khai thác khoáng sản kim loại nặng và công nghiệp luyện kim.

Khánh Nguyễn

khanhnt

Oryza

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên