Nữ diễn viên trẻ nhất được phong NSND: Nghĩ là nghệ sĩ nên vào thi kiểu ngơ ngơ, hâm hâm, được 1 điểm
"Tôi nghe xong kết quả bật cười vì mình trượt, được 1 điểm" – NSND Lê Khanh nói.
- 09-12-2023Gia đình có nhiều Nghệ sĩ Nhân dân, NSƯT ở Việt Nam
- 07-12-2023Nữ nghệ sĩ cải lương trẻ nhất được phong NSND: Đẹp nức tiếng, 42 tuổi sống độc thân, không con cái
- 06-12-2023Tuổi xế chiều của 3 nghệ sĩ có cùng nỗi đau: Mất liên lạc, không nhớ mặt con, sống nghèo khổ
Vừa qua, tại chương trình Kịch và Nghệ, NSND Lê Khanh đã tâm sự về chuyện đi thi đạo diễn và bị trượt.
Cứ nghĩ mình là nghệ sĩ ai cũng biết, nên vào thi kiểu ngơ ngơ, hâm hâm
Khi đó tôi đang ở miền Nam, đi diễn chỗ nọ chỗ kia với các bạn. Ở ngoài Bắc, các bạn trong lớp tôi rủ tôi đi học một lớp đạo diễn cho vui, chứ ngồi không mãi cũng chán, đúng kiểu là đi học cho vui. Tôi đồng ý, bảo các bạn ở nhà cứ chuẩn bị hết hồ sơ cho tôi rồi bao giờ ra tôi học, tôi còn diễn trong Nam chưa về ngay được.
Mọi người bảo tôi, cứ yên tâm đi, bọn mình toàn nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân hết rồi, thì thi vào học chắc cũng dễ thôi. Và nghe nói là nghệ sĩ nhân dân thì lúc thi sẽ được miễn phần thi văn học, chỉ phải thi phần tư duy đạo diễn.
Tôi nghe vậy thấy hợp lý thì đồng ý cho các bạn ở nhà làm hồ sơ hết cho mình, yên tâm diễn trong miền Nam. Lúc đó, tôi đang diễn cho sân khấu của Thành Lộc.
Tới gần ngày thi thì chồng tôi ở nhà gọi điện vào bảo: "Em ơi, mai em phải ra thi đấy, nghệ sĩ nhân dân cũng không được miễn phần thi văn học đâu".
Tôi đã kịp ôn gì đâu mà thi, nhưng bị bắt buộc nên phải bay ra thi, tâm lý thi được thì được, không được thì thôi. Tôi chẳng có khái niệm thi gì, cứ nghĩ mình là nghệ sĩ thì ai cũng biết, nên vào thi kiểu ngơ ngơ, hâm hâm.
Đến lúc tôi vào thi, các cháu quản thi đứng rất nghiêm chỉnh, cứ chìa tay ra hỏi "thẻ thi của cô đâu?". Tôi ngơ ngác bảo: "Cô đâu có thẻ". Các cháu nhắc rằng không có thẻ thì thi làm sao được. Tôi vẫn tự tin: "Nhưng cô là nghệ sĩ mà". Tôi không bình thường.
Tôi đành gọi điện cho hiệu trưởng, bảo không có thẻ, không biết thẻ để đâu. Cả trường đều buồn cười về tôi. Hiệu trưởng còn bảo: "Đúng là Lê Khanh, anh cứ nghe đồn Chí Trung gọi em là Khanh Đao, bây giờ anh biết là em đao thật".
Tôi bảo lại: "Em đao thế đấy, bây giờ anh có cho em thi không? Không thì em đi về, vào miền Nam diễn tiếp".
May quá, lúc đó trường đồng ký tiếp cho tôi một giấy đảm bảo để vào thi.
Tôi nghe xong kết quả bật cười vì mình trượt, được 1 điểm
Vào thi, tôi không ôn gì nhưng vẫn nhớ kiến thức vì ngày xưa học văn kỹ lắm. Đề thi năm đó của tôi là bình về tác phẩm Bên kia sông Đuống. Tôi ngồi 30 phút trôi qua, chẳng làm được gì.
Mấy bạn ngồi cạnh cứ nhắc tôi làm đi, nhưng mãi mà tôi không viết được mở bài, cứ ngồi loay hoay mãi rồi lại hỏi người bên cạnh: "Anh ơi, thế giờ làm bài giống nhau hết à?". Người đó bảo tôi: "Mày điên à, đừng quan tâm mấy cái đó. Sắp hết giờ thi rồi, sao cũng được, giống nhau cũng được, miễn là đúng".
Tôi không đồng ý, cứ tự hỏi là làm đạo diễn, nghệ sĩ thì phải khác nhau, phải có cái gì của mình chứ. Người đó lại thốt lên: "Con này điên thật, mày đúng là điên qua Khanh ạ".
Sau 30 phút ngồi bần thần, tôi quyết định làm khác mọi người để một là 10 điểm, hai là 0 điểm. Tôi cứ thể viết theo kiểu của mình, thi xong rồi lại bay vào Nam diễn cho Thành Lộc.
Mấy hôm sau, bạn tôi ở ngoài gọi điện bảo tôi là tôi trượt rồi. Tôi nghe xong kết quả bật cười vì mình trượt, được 1 điểm. Tôi biết mình trượt rồi, nhưng vẫn làm kiểu riêng để thử quan điểm của một người nghệ sĩ làm bài thi văn thì như thế nào. Năm sau, tôi ôn luyện tử tế rồi thi lại thì đỗ.
Đời sống & pháp luật