Nữ nhà báo bị bong gân chân, qua đời vỏn vẹn sau 12 ngày vì thuyên tắc phổi: Cứ ngỡ chẳng liên quan, nhưng sự chủ quan đã cướp đi mạng sống của cô gái theo cách mà ai cũng có thể mắc phải
Dù lo lắng với cơn đau đang phải chịu đựng nhưng nữ nhà báo trẻ chỉ tìm thông tin trên mạng thay vì đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Cuối cùng, cô đã ra đi chỉ sau 12 ngày bị bong gân chân, nguyên nhân là do thuyên tắc phổi.
- 07-02-2022Bé gái 3 tuổi cắn vỡ nhiệt kế nuốt phải thủy ngân, bà mẹ xử lý thông minh cứu con thoát khỏi tử thần, được bác sĩ khen hết lời
- 06-02-20222 loại gia vị trong nhà bếp là "cao thủ đầu độc" gan, gây ung thư, rút ngắn tuổi thọ gia đình bạn mỗi ngày mà không hề biết: Dùng ít đi một chút để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
- 05-02-20223 biểu hiện khi NGỦ tưởng bình thường nhưng cảnh báo ung thư "trú ngụ" trong cơ thể: Có 3/3 thì phải đi khám ngay mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần
- 30-01-2022Loại trái cây khô này chính là "vua loại bỏ huyết khối" tự nhiên: Ngâm nước uống mỗi ngày vừa thơm ngon vừa giúp lọc máu, nhồi máu não cũng phải "tránh xa"
Tin một nữ nhà báo trẻ đột ngột qua đời gần đây đã làm "sục sôi" giới truyền thông Trung Quốc. Cô gái tài năng này vẫn đang sống vui vẻ, hoạt bát lại đột ngột ra đi khiến mọi người không khỏi tiếc nuối.
Cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi tại sao một người khỏe mạnh lại vội rời bỏ thế giới ? Lý do thực sự khiến người ta đau lòng: Cô ấy bị bong gân ở bàn chân, rơi vào hôn mê sau đó vài ngày và rời bỏ thế giới sau vỏn vẹn 12 ngày. Các bác sĩ kết luận cô tử vong do thuyên tắc phổi.
Những dòng trạng thái cuối cùng...
Ngày 10 tháng 1: Sự thiếu hụt canxi gây chuột rút ở chân khiến việc đi đứng kém hơn, thật buồn !
Ngày 11 tháng 1: Các mô mềm bị sưng lên, chắc không phải là gãy xương đâu. . . Bác sĩ cũng nói rằng dán cao dán vào là không sao rồi, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất đau.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngày 12 tháng 1: Tôi đã "cầu cứu" bạn bè vì cơn đau sau khi bị bong gân cổ chân, hôm qua đi khám có chụp X-quang thì không thấy gãy xương nhưng chân vẫn bị sưng lên. Mặc dù thuốc do bác sĩ kê có vẻ giúp giảm sưng tấy nhưng những cơn đau dữ dội vẫn kéo dài từ mắt cá chân bị bong gân đến bắp chân, đầu ngón chân tôi như tê dại.
Giờ tôi chỉ còn biết nằm xuống và nâng cao chân lên để giảm đau. Tôi có phải chụp phim lại dây chằng nữa không nhỉ, có khi nào là huyết khối không? Càng tìm kiếm thông tin trên internet lại càng hoang mang. . .
Đây là những dòng cuối cùng trên WeChat của nữ nhà báo!
Bạn bè của cô cũng ân hận thở dài chia sẻ: "Lúc đó, tôi không quan tâm lắm bởi vì chân bị sưng khi bong gân là một điều rất phổ biến, ai bị cũng phải trải qua điều đó, và nó thực sự rất đau!"
Bong gân chân có thể gây thuyên tắc phổi như thế nào?
Sau khi chân của nữ nhà báo bị bong gân thì các mô mềm sưng tấy và đau dữ dội kéo dài từ mắt cá chân đến bắp chân, các ngón chân xuất hiện tê liệt. Đánh giá về vết thương cho thấy những biểu hiện như vậy chứng tỏ chân bị thương của cô gái có thể đã xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu của chi dưới.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Nhiều người đã bỏ qua triệu chứng này, nghĩ rằng đó chỉ là "di chứng" của bong gân, nhưng thực chất đó là một sơ suất chết người. Nếu không có biện pháp can thiệp, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì rất có thể cục huyết khối ở bắp chân sẽ tự bong ra, đi vào tuần hoàn phổi và làm tắc động mạch phổi, gây suy hô hấp. Trường hợp nặng có thể gây đột tử, nguy hiểm đến tính mạng.
Các cục máu đông hình thành như thế nào ?
Cơ thể con người có nhiều mạch máu, nếu tất cả các mạch máu trong cơ thể con người được kết nối với nhau thì sẽ tạo thành chiều dài 95.000 km, có thể bao quanh đường xích đạo của trái đất hơn hai lần.
Huyết khối, nói một cách thông tục là một "cục máu đông" hình thành trong mạch máu. Trong những trường hợp bình thường, các cục máu đông trong cơ thể sẽ tự nhiên bị phá vỡ. Nhưng cùng với tuổi tác, con người ít vận động và những căng thẳng trong cuộc sống, khả năng phá vỡ cục máu đông của cơ thể bị chậm lại.
Ảnh minh họa (Nguồn: Vinmec)
Huyết khối không được phá vỡ kịp thời sẽ bám chặt vào thành mạch máu. Trên thực tế, cục huyết khối không nhất thiết phải cố định một chỗ, nó có thể chạy theo dòng máu. Khi cục máu đông di chuyển, nó có thể gây ra một số trường hợp nguy hiểm khi tắc nghẽn mạch máu.
Theo số liệu điều tra dịch tễ học của Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch (VTE) đang tăng lên hàng năm và trở thành một căn bệnh đe dọa sức khỏe toàn cầu, là kẻ giết người lớn thứ ba về tim mạch.
Ở các nước phương Tây, số người chết vì huyết khối lên tới hơn 800.000 người mỗi năm, nhiều hơn cả bệnh AIDS, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và tai nạn đường cao tốc cộng lại.
Ngay từ thế kỷ 19, bác sĩ và nhà nghiên cứu bệnh học người Đức Rudolf Virchow đã đưa ra lý thuyết hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch bao gồm yếu tố tăng đông, sự lưu thông tĩnh mạch bị chậm lại, và tổn thương mạch máu. Lý thuyết này được biết dưới tên tam giác Virchow.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trong cuộc sống hàng ngày, những tình huống dưới đây cũng có thể khiến chúng ta rơi vào "tam giác nguy hiểm này:
(1) Ngồi yên và nằm trong thời gian dài, chẳng hạn như khi đi máy bay, tàu hỏa đường dài;
(2) Uống thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh;
(3) Nằm bất động trên giường do bệnh hoặc chấn thương trong thời gian dài;
(4) Các trường hợp tuổi cao, béo phì, tiền sử gia đình,... cũng dễ bị huyết khối.
Theo báo cáo, cứ mỗi giờ ngồi, nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch tăng 10%. Ngồi trong 90 phút làm giảm lưu thông máu ở khớp gối tới 50%. Huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, gây rối loạn chức năng tim phổi cấp, khó thở, đau ngực, ho ra máu, ngất, thậm chí đột tử.
4 bước "tiêu diệt" huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
1. Bổ sung nước kịp thời: Ở trong môi trường máy lạnh lâu, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bổ sung nước, tốt nhất nên bổ sung 200ml nước mỗi giờ để tránh tình trạng máu bị nhớt.
2. Tập thể dục chân thường xuyên: Thực hiện 3-5 phút tập thể dục chân mỗi giờ, bao gồm cả ngón chân, bắp chân và đầu gối để thúc đẩy máu lưu thông trở lại.
3. Không ngồi lâu, thường xuyên vận động: Không nên chỉ ngồi yên một chỗ rồi, nên thường xuyên đứng dậy vận động để tránh gây áp lực lên mạch máu và thúc đẩy tĩnh mạch chi dưới hoạt động trở lại.
4. Khám sức khỏe thường xuyên: Ngoài việc tự đề phòng các yếu tố dễ gây huyết khối, chúng ta cũng nên chú ý đến tình trạng chức năng cơ thể thông qua các xét nghiệm máu và khám chẩn đoán hình ảnh đơn giản. Từ đó có thể giúp phát hiện hoặc loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu bên dưới.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!