Nữ nhân viên văn phòng bị sếp đuổi việc vì mặc đồ tập đi làm: kiện ngược lại công ty gây tranh cãi
Sau nhiều lần nhắc nhở nữ nhân viên về trang phục đi làm không thành, nam giám đốc này đã quyết định đuổi việc cô.
- 04-07-2024Gửi tiết kiệm 4,2 tỷ đồng, sau 14 năm, người phụ nữ mất trắng, lại thêm khoản nợ 455 triệu đồng: Cảnh sát vào cuộc phanh phui chiêu thức của nữ nhân viên ngân hàng
- 03-07-2024Nhận cuộc gọi video, cụ bà 74 tuổi suýt bị lừa mất hơn 2,3 tỷ đồng: Nhân viên ngân hàng làm 1 việc giúp tránh được vụ lừa đảo tinh vi
- 03-07-2024Không trả lại 52 triệu đồng do kế toán công ty chuyển khoản nhầm, nam nhân viên được sếp khen thưởng
Mới đây, ông chủ của một công ty tư nhân ở Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) đăng tải lên mạng xã hội bài viết với tiêu đề “Ăn mặc theo quy định của công ty có khó không?”, thu hút lượng tương tác cao. Theo đó, anh đã sa thải một nữ nhân viên của công ty, vì cô liên tục mặc đồ tập bó sát đi làm thay vì trang phục công sở theo quy định. Song, nữ nhân viên này tỏ ra vô cùng bất bình, cho rằng anh đang xâm phạm quyền tự do cá nhân.
Sự việc bắt đầu vào tháng 4 năm nay, khi nam giám đốc mới về tiếp quản công ty của gia đình. Anh nhận ra rất nhiều bất cập. Trong đó, có một nữ nhân viên liên tục mặc đồ thể thao bó sát với áo thun và quần tập yoga tới công ty. Khi được anh nhắc nhở, đề nghị về nhà thay đồ hoặc thậm chí cảnh báo rằng sẽ đuổi việc nếu cô không ăn mặc đúng quy định, nữ nhân viên này vẫn không thay đổi.
Cô này cho hay thích mặc đồ tập đi làm vì thoải mái và thuận tiện để sau giờ làm đến phòng tập thể hình. Song, quy định của công ty là tất cả các nhân viên phải mặc đồng phục hoặc trang phục công sở như: áo sơ mi, quần âu,... đi làm.
Những ngày tiếp theo sau khi bị nhắc nhở, cô gái này vẫn mặc đồ tập thể thao đi làm, thậm chí còn bó sát, mỏng manh và cắt xẻ nhiều điểm hơn.
Liên tục nhắc nhở, cảnh báo không thành, nam giám đốc này đã quyết định sa thải cô do vi phạm quy định của công ty. Nam giám đốc chia sẻ đã khuyên nhủ nhẹ nhàng, thậm chí cảnh cáo nữ nhân viên nhiều lần trước khi đưa ra quyết định. “Tôi rất bức xúc vì thái độ của nữ nhân viên này. Tôi không phản đối nếu cô ấy mặc đồ tập đi tập thể dục nhưng đây là công ty, có văn hóa riêng. Và tôi tuyển cô ấy đến đây để làm việc. Chúng tôi có quy định về việc mặc trang phục lịch sự khi đi làm, thậm chí công ty chúng tôi cũng có đồng phục riêng. Tôi đã nói bạn về nhà thay và nói rõ lý do vì sao không được mặc đồ tập đi làm, nhưng bạn lại chọn vi phạm quy định”, nam giám đốc chia sẻ.
Song, sau khi nhận được quyết định sa thải, cô gái này bất ngờ hối lỗi, bật khóc và nói rằng rất cần công việc này, hứa sẽ không tái phạm. Tuy nhiên, giám đốc vẫn giữ vững quan điểm. Anh nói với cô: "Đừng làm vậy ở công ty tiếp theo. Nếu bạn thích ăn mặc như thế này, tôi khuyên bạn nên tìm việc làm trong ngành liên quan đến thể thao”.
Tưởng chừng như sự việc đã kết thúc thì chỉ sau vài ngày bị cho thôi việc, cô gái này làm đơn khiếu nại, gửi tới Cục lao động, cáo buộc công ty sa thải nhân viên vô cớ và phân biệt giới tính và tố cáo nam giám đốc quấy rối cô.
Tuy nhiên, công ty đã có bằng chứng xác đáng từ camera giám sát để bác bỏ cáo buộc này. Nam giám đốc chia sẻ: "Người ta nói rằng chúng tôi đã có hành vi sa thải ác ý và phân biệt giới tính. Đây là điều tôi đã lường trước. Tôi đã yêu cầu bộ phận pháp lý chuẩn bị thông tin. Điều tôi không ngờ là cô ấy còn kiện tôi tội quấy rối tình dục. May mắn thay, công ty của tôi có màn hình ở khắp mọi nơi và màn hình có ghi âm, nếu không thì tôi thực sự không thể phân biệt được”.
Anh cũng lý giải thêm về vấn đề đồng phục và quy định trang phục của công ty đã được quy định từ đầu. “Mọi nhân viên khi được tuyển vào đều biết rõ quy định này. Hơn nữa, chúng tôi cũng không bắt buộc nhân viên mặc đồng phục của công ty. Đồng phục đều được sản xuất từ những thương hiệu tốt. Các cô gái có thể mặc trang phục công sở như áo sơ mi, quần dài, váy,... tùy thích miễn là lịch sự và kín đáo. Nếu đang mang thai bạn cũng được đổi đồng phục phù hợp và tạo điều kiện để mặc thoải mái nhất.
Thậm chí, công ty tôi còn có riêng phòng thay đồ và giặt đồ cho nam và nữ riêng biệt. Ban đầu tôi còn nhắc nhở và khuyên cô ấy về nhà thay đồ, không hề làm khó cô ấy”, anh chia sẻ thêm.
Hiện tại, sự việc hiện đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, nhận về nhiều ý kiến tranh cãi.
Nhiều ý kiến cho rằng, công ty có quyền đặt ra quy định về trang phục, nhân viên khi đã đồng ý ký hợp đồng lao động, tức là đã tuân thủ quy định của công ty. Mỗi một công ty sẽ có những quy định riêng về phong cách đồng phục, mang đến vẻ đẹp chuyên nghiệp, xây dựng văn hóa, thương hiệu riêng và nâng cao đẳng cấp cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, cô gái này đã bị sếp nhắc nhở nhiều lần và luôn tỏ ra chống đối. Hơn nữa, việc mặc trang phục công sở, lịch sử ở công sở là điều phù hợp. “Rõ ràng việc một công ty có quy định về trang phục khi đi làm là điều dễ hiểu. Cô ấy biết và không tuân theo đấy thôi”, “Lý do của cô ấy thật nực cười. Tại sao không thể dành ra vài phút sau giờ làm thay đồ tập rồi đi tập thể thao”, “Thời trang phải phù hợp với hoàn cảnh chứ”,.... là những bình luận của cư dân mạng.
Số khác lại cho rằng nam giám đốc đang quá khắt khe với nhân viên, có thể xâm phạm quyền tự do cá nhân.
Nguồn: Weibo/tổng hợp.