Nữ nhân viên xin nghỉ phép 3 ngày về quê làm đám cưới, sếp từ chối rồi đuổi việc ngay: Tòa tuyên bố công ty phải bồi thường 128 triệu đồng
Không được công ty cho phép, cô gái Trung Quốc vẫn nghỉ làm để về quê tổ chức đám cưới rồi bị cho nghỉ việc.
- 25-12-2024Cụ bà 79 tuổi được thừa kế sổ tiết kiệm hơn 1,4 tỷ đồng, đi rút tiền thì bị nhân viên từ chối phục vụ, tòa án tuyên bố: “Ngân hàng làm vậy là đúng”
- 22-12-2024Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án "nặng không tưởng"
- 24-12-2024Sạc xe điện gây hỏa hoạn trong khu dân cư, người đàn ông Trung Quốc bị 3 nạn nhân khởi kiện, tòa án tuyên bố: “Anh ta chỉ phải chịu 6% trách nhiệm”
- 27-12-2024Hóa đơn bữa tối 3,3 triệu bị "tự làm tròn" thêm 350đ, thu ngân hỏi ngược khách: Anh có cần chuyển khoản lại không?
- 27-12-2024Đem xe Porsche 4,4 tỷ đồng đi bảo hành, 6 tháng sau mới được trả xe, nữ chủ nhân ngỡ ngàng: Hãng phải bồi thường cho tôi 700 triệu đồng
Đầu năm 2024, Tòa án nhân dân quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc đã xét xử một vụ án đặc biệt. Nguyên đơn là Tiểu Dương, nhân viên cũ của một công ty ở Bắc Kinh. Người phụ nữ này đã kiện công ty cũ của mình ra tòa đòi bồi thường khi bị đuổi việc một cách vô lý.
Theo Sohu, chị Dương và bạn đời dự kiến tổ chức đám cưới vào ngày 8/11/2023. Vì vậy, vào đầu tháng 10, chị đã nộp đơn xin nghỉ phép 3 ngày cho lãnh đạo công ty để về quê tổ chức đám cưới. Thời gian nghỉ kéo dài từ ngày 7- 10/11. Tuy nhiên đến sát ngày cưới, sếp của chị Dương mới phản hồi rằng ông không chấp nhận lịch nghỉ phép này của chị.
Lúc này, lễ cưới của chị Dương đã được 2 bên gia đình chuẩn bị xong xuôi, cỗ bàn đã được đặt trước, thiệp mời cũng đã gửi đi nên nữ nhân viên này không thể dời ngày cưới. Bất chấp việc không được sếp phê duyệt đơn xin nghỉ phép, chị Dương vẫn về quê. Sau khi quay trở lại làm việc, người phụ nữ này bất ngờ nhận được thông báo bị sa thải. Nguyên nhân được phía công ty đưa ra là do chị Dương vắng mặt không lý do 3 ngày liên tục, điều này đã vi phạm quy định của công ty nên họ quyết định chấm dứt hợp đồng với chị.
Cho rằng việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với mình là vi phạm pháp luật, chị Dương đã kiện đơn vị này ra tòa.
Tại tòa, chị Dương cho biết nghỉ phép để tổ chức đám cưới là quyền lợi cơ bản của người lao động do đó việc công ty không cho phép chị nghỉ là vô lý. Hơn nữa, số ngày xin nghỉ phép là hợp lý nên việc công ty nói chị vi phạm quy định của công ty là không thỏa đáng và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là vi phạm pháp luật. Chị yêu cầu công ty phải trả cho chị những khoản lương chưa trả cùng với một khoản tiền bồi thường.
Trong khi đó, phía công ty này lại biện minh rằng tháng 11 là thời điểm bận rộn nhất trong năm nên việc họ từ chối đơn xin nghỉ phép của nhân viên họ Dương là hợp lý.
Trong vụ việc này, tòa án cho rằng việc chị Dương xin nghỉ phép để tổ chức đám cưới là hợp lý và chị đã hoàn tất những thủ tục liên quan để hưởng quyền lợi này của mình. Ngược lại, phía công ty không phản hồi đơn xin nghỉ phép của chị Dương kịp thời và không cho chị nghỉ phép rồi lấy lý do trên để đuổi việc nhân viên này là không thỏa đáng. Do đó, tòa án đã ra phán quyết yêu cầu công ty trên phải bồi thường cho chị Dương tổng cộng 36.750 NDT (hơn 128 triệu đồng).
Công ty không hài lòng với phán quyết của tòa án địa phương nên đã kháng cáo lên tòa án cấp cao. Tuy nhiên, tòa án cấp cao sau khi xem xét kỹ vụ việc đã bác bỏ đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án ban đầu.
Vụ việc này sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đa số bình luận đều bày tỏ sự bức xúc với cách hành xử cứng nhắc và quá đáng của phía công ty trên.
Trên thực tế, theo quy định của pháp luật Trung Quốc, người lao động được nghỉ kết hôn trong 3 ngày. Trong thời gian nghỉ kết kết hôn, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. Tuy vậy, người lao động vẫn phải thông báo với người sử dụng lao động biết chi tiết thời gian nghỉ kết hôn của mình. Trong trường hợp thời gian nghỉ kết hôn kéo dài so với quy định thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
(Theo Sohu)
Đời sống và Pháp luật