Nuôi con "hiền lành mắn đẻ" anh nông dân kiếm 1,5 tỷ đồng "nhanh như chớp"
Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, anh Mai Khắc Thạch trở về quê nuôi con vật "quen thuộc" nhẹ nhàng bỏ túi 1,5 tỷ đồng/năm.
- 05-09-2024Cơ hội lớn xuất khẩu chính ngạch cá sấu nuôi sang Trung Quốc
- 12-08-2024Nuôi giống vịt cò lấy trứng lãi gần 1 triệu đồng/ngày
- 11-08-2024Nuôi gà Peru thu vài trăm triệu mỗi năm
Gác bằng đại học về quê khởi nghiệp
Từng tốt nghiệp Đại học Xây dựng nhưng anh Thạch gác lại tấm bằng kỹ sư, trở về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương. Trang trại này đã mang về cho anh Thạch và các bạn nguồn lợi nhuận tiền tỷ trong năm ngoái.
Theo Vietnamet, hợp tác xã nuôi chồn hương Khánh Ngọc ở Can Lộc, Hà Tĩnh của anh Mai Khắc Thạch (SN 1985) cùng nhóm bạn là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương.
Trước khi bắt tay nuôi chồn, anh Mai Khắc Thạch tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hà Nội vào năm 2009 với tấm bằng kỹ sư dân dụng và công nghiệp.
Có tấm bằng đại học trong tay anh theo đuổi đam mê xây dựng ở xứ người. Sau nhiều năm bôn ba nhận thầu công trình tại Angola, năm 2019, anh trở về quê hương với ý nghĩ "xa nhà, làm xây dựng mệt mỏi nên muốn trở về quê tìm công việc ổn định".
Nghĩ là làm anh trở về quê và bắt đầu tìm hiểu về chăn nuôi và không ngại tất tay đầu tư kinh doanh.
Trở về quê hương, anh Thạch gác tấm bằng đại học lại và bắt tay khởi nghiệp với nông nghiệp. Với tuổi trẻ và mong muốn làm giàu tại quê hương anh nông dân này quyết tâm tìm hiểu các mô hình kinh tế tại địa phương và bén duyên với nghề nuôi chồn hương.
"Tôi tham khảo nhiều mô hình kinh tế như nuôi lợn, gà... nhưng thấy không hiệu quả. Quá trình tìm hiểu, tôi thấy mô hình nuôi chồn hương của một người em ở TP. Hà Tĩnh khá thành công, cho thu nhập ổn định nên tôi muốn làm theo", anh Thạch chia sẻ với Vietnamnet.
Kể từ khi có ý định khởi nghiệp tại quê hương, anh Thạch bắt đầu khăn gói ra Tp.Hà Tĩnh để học tập kinh nghiệm nuôi chồn hương. Sau 3 tháng chăm chỉ cùng với sự chỉ dẫn tận tình của những người đã thành công với nghề nuôi chồn hương, nông dân Mai Khắc Thạch tự tin, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng chuồng trại.
Mở đầu cho chuỗi khởi nghiệp này anh Thạch mạnh dạn mua 50 con giống chồn hương về nuôi. Tưởng sau những ngày "cắp sách" đi học hỏi kinh nghiệm bà con đi trước làm là sẽ thắng lợi song, những ngày đầu với anh khá khó khăn.
Do thiếu kinh nghiệm, chồn hương anh nuôi gặp một số vấn đề liên quan đến đường ruột. Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, chỉ một thời gian ngắn sau anh Thạch đúc rút được nhiều bài học quý về cách chăm sóc chồn hương nên công việc dần có tiến triển tốt.
Nhận thấy tiềm năng nhờ nuôi chồn, nhiều bạn bè của anh muốn cùng nhau thành lập hợp tác xã (HTX) để phát triển và nhân rộng mô hình nuôi chồn hương.
Cùng với ý chí làm giàu tại quê nhà, năm 2022, anh Mai Khắc Thạch cùng 5 người bạn tại thôn Quần Ngọc thành lập HTX chồn hương Khánh Ngọc (Khánh Ngọc Farm). Những ngày đầu, HTX đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng; Hạt Kiểm lâm Can Lộc đã cấp phép và kiểm tra định kỳ...
Cũng nhờ xin giấy phép và đầu tư quy củ bài bản, HTX của anh Thạch và nhóm bạn phát huy được lợi thế, phát triển ổn định.
Anh Thạch cho hay, khu vực chăn nuôi đạt tiêu chuẩn rộng gần 1 hecta, gồm 5 khu vực nuôi với quy mô hơn 300 con (trong đó có hơn 200 con chồn sinh sản, 50 con chồn đực và 50 con hậu bị). Chồn thương phẩm ít nhất 10 tháng mới xuất bán, còn chồn giống xuất bán trong vòng 4 tháng.
"Chúng tôi đã bỏ ra khoảng 5 tỷ đồng để xây dựng trang trại. Nguồn tiền này là vay mượn và huy động các thành viên trong hợp tác xã", anh nói.
Với giá chồn thương phẩm dao động từ 1,8-2 triệu đồng/kg, một con chồn thương phẩm nặng từ 3-4,5kg. Mỗi cặp chồn sinh sản có giá khoảng 10 triệu đồng.
Sau một năm thử nghiệm, trừ chi phí, năm ngoái HTX lãi được khoảng 1,5 tỷ đồng. Hy vọng năm nay sẽ thu hồi được vốn và tiếp tục tái cơ cấu.
Một thành viên HTX Khánh Ngọc chia sẻ, chồn hương nuôi khoảng 10 tháng tuổi là có khả năng sinh sản (trung bình 2 lứa/năm). Nguồn thức ăn cho chồn hương phải đảm bảo độ sạch sẽ, tươi mới.
"Điểm yếu của chồn hương là hệ thống đường ruột kém nên thức ăn phải đảm bảo, nếu không chồn hương dễ bị dịch, đau bụng. Chuối là thức ăn hàng ngày của chồn hương. Ngoài ra, phải đổi mới thức ăn như cá, ốc, cổ gà... để chồn không bị ngán", thành viên này nói.
Về dự định sắp tới, anh Mai Khắc Thạch cho hay HTX sẽ tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu đàn.
"Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ tăng đàn, từ hơn 300 con lên khoảng 500 con. Với số chồn này, dự kiến năm 2024 sẽ thu lãi khoảng 3 tỷ đồng. Chồn nuôi đảm bảo sạch sẽ nên lượng khách đặt nhiều, hiện không đủ giống để bán", anh Thạch tiết lộ.
Nhờ những gì đạt được khi nuôi chồn hương của anh Thạch và những người bạn, lãnh đạo UBND xã Khánh Vĩnh Yên đánh giá, đây là mô hình nuôi chồn hương của anh Thạch là mô hình kinh tế mới, duy nhất tại địa phương, bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Khởi nghiệp làm trang trại nuôi chồn hương lại lãi cao
Cũng tại Hà Tĩnh có nhiều nông dân thành công với trang trại nuôi chồn hương. Điển hình, mô hình nuôi chồn hương của anh Đặng Văn Cường Tp.Hà Tĩnh có quy mô gần 1.000 m2 thu hút sự chú ý của bà con. Mô hình hiện nuôi gần 100 con chồn hương, chủ yếu được nuôi sinh sản để nhân đàn cho gia đình.
Chủ cơ sở chồn hương này chia sẻ với báo Hà Tĩnh chi phí nuôi chồn hương khá thấp vì chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như chuối, thịt gà, cháo; giá bán chồn hương lại cao và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc nên người nuôi sớm thu hồi vốn và cho lãi cao ở những lứa tiếp theo.
Một con chồn mẹ có thời gian mang thai 54 - 60 ngày, mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 - 4 con. Chồn nuôi giống 8 tháng có giá trung bình từ 30 triệu đồng/cặp; đối với chồn nuôi lấy thịt thì khi chồn con nuôi khoảng 2 tháng có trọng lượng từ 0,6 - 1kg là có thể bán với giá hơn 1,6 triệu đồng/kg.
Đáng chú ý, doanh thu nuôi chồn hương của anh nông dân này rất ấn tượng. Từ 6 cặp chồn ban đầu, anh Cường đã nhân đàn lên gần 100 con trưởng thành, giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.
Tiết lộ thêm về quá trình nuôi chồn, anh Cường cho hay với hơn 3 năm kinh nghiệm nuôi chồn hương của mình: "Khó nhất trong nuôi chồn hương là khi bị ốm không có thuốc điều trị.
Do đó, khâu quan trọng nhất trong nuôi chồn hương là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thoáng, môi trường trong lành, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời rọi thẳng trực tiếp. Người chăm sóc chồn phải am hiểu đặc tính của loài".
Để chồn hương phát triển tốt ít bệnh tật anh Cường được đầu tư hiện đại, có hệ thống uống nước tự động, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật.
Đặc biệt, khu vực nuôi chồn hương luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế các mầm bệnh gây hại. Bên cạnh đó, khu vực nuôi chồn hương luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế các mầm bệnh gây hại.
Thức ăn của chồn hương khá đơn giản, ngoài cho chồn ăn chuối, anh Cường còn bổ sung thêm thịt gà để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho chồn. Mỗi ngày, chồn được cho ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Gợi ý bà con nông dân kỹ thuật nuôi chồn hương lợi nhuận cao
Chồn hương được chế biến thành món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng. Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên bỏ túi những mẹo hay sau:
- Ưu tiên chọn những con có lý lịch rõ ràng, mẹ mắn đẻ, nuôi con tốt.
- Biết cách chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh, không dị tật bẩm sinh. Con giống có bộ lông mượt, mắt mùi tinh nhanh, mắt hơi lồi ra một chút, những con có cái có cặp vú phát triển bình thường, không bị khuyết tật, con đực có tinh hoàn lộ rõ phía sau hông.
- Nên chọn con giống từ 8 tháng tuổi trở lên để nuôi sinh sản trọng lượng từ 1 - 1,5kg/con thì khả năng nuôi dưỡng và sinh sản sẽ tốt hơn cả. Nếu con quá nhỏ sẽ khó thích nghi, kém ăn, khó nuôi.
- Khi nuôi nên chọn con đực cái với tỉ lệ 1 : 1 vì cây hương khá chung thủy, nếu nhiều cái mà ít đực thì tỉ lệ phối giống và hiệu quả sinh sản không cao.
- Vận chuyển giống vào ban ngày vì lúc này cầy đang ngủ, ít phá chuồng.
Người đưa tin