MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ồ ạt rút BHXH một lần: Tôn trọng quyền nghỉ hưu của người lao động

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo ý kiến của nhiều bạn đọc, nếu quy định giảm năm đóng BHXH sẽ thêm khó khăn cho người lao động này, vì nếu nghỉ để rút thì không có cơ hội xin được việc, mà nếu làm thêm vài năm thì mất quyền chọn lựa rút 1 lần nếu chẳng may mất việc.

Bộ LĐ-TB-XH đang hoàn tất hồ sơ thủ tục 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2023. Trong các nhóm này sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, cụ thể là rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với tinh thần đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ít. Xung quanh đề xuất này, Báo NLĐO đã có bài viết "Ồ ạt rút BHXH một lần: Nên giảm tuổi hưu cho cả nam và nữ" phản ánh những bất cập của Luật BHXH hiện hành, tập trung vào các vấn đề như tuổi nghỉ hưu, số năm đóng, tỉ lệ hưởng cũng như cách tính lương hưu.

Nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động đồng thuận với cách đặt vấn đề của chúng tôi và mong muốn cơ quan soạn thảo luật (Bộ LĐ-TB-XH) cần lắng nghe bức xúc của NLĐ, từ đó nghiên cứu, sửa đổi bổ sung phù hợp. Bạn đọc Phạm Thanh bày tỏ: "Cảm ơn Quý báo đồng hành cùng người lao động. Thế nhưng không biết những phản ứng và ý kiến của người lao động có được lắng nghe không". Theo một bạn đọc tên Liêm, sau đại dịch sức khỏe NLĐ suy giảm rõ rệt, nếu Luật BHXH điều chỉnh giảm tuổi nghỉ hưu còn 54-59 đối với nữ - nam vẫn phù hợp ít nhất từ 10-15 năm tới, sau đó tùy tình hình thực tế mà xem xét điều chỉnh lại cũng không muộn. Còn với bạn đọc Đào Đắc Huy Thanh, giảm tuổi hưởng BHXH nam 60 nữ 55 là hợp lý, giải quyết mọi vấn đề người lao động rút 1 lần.

 Ồ ạt rút BHXH một lần: Tôn trọng quyền nghỉ hưu của người lao động  - Ảnh 1.

Một bạn đọc tên Võ Tuấn Hải góp ý:" Việc hạ tuổi hưu là cần thiết, còn việc BHXH đưa dự thảo giảm số năm đóng sẽ làm bất an cho những lao động đã đóng trên 14 năm. thường thì số lao động này rơi vào độ tuổi 40 trở lên, phần lớn doanh nghiệp (DN) sẽ sử dụng số lao động này thêm vài năm nữa nhờ kinh nghiệm làm việc tại DN chứ không bao giờ tuyển mới ở tuổi này. Do đó nếu quy định giảm năm đóng sẽ thêm khó khăn cho số lao động này, vì nếu nghỉ để rút thì không có cơ hội xin được việc, mà nếu làm thêm vài năm thì mất quyền chọn lựa rút 1 lần nếu chẳng may mất việc, lấy gì sống chờ hưu. Đây là băn khoăn, lo lắng của cá nhân tôi cùng rất nhiều những lao động khác. Xin các vị hãy có cái nhìn bao quát hơn trong đề xuất dự thảo luật cho dân nhờ". Một bạn đọc giấu tên cho rằng giảm tuổi nghỉ hưu xuống là giải pháp tối ưu bởi NLĐ đến 45 tuổi thì đâu giữ được sức khỏe như thời trẻ, chưa hết doanh nghiệp đã tính chuyện sa thải những người lao động có tuổi. Như vậy thì sao mà chờ được lương hưu.

Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Bích Diệp thẳng thắn nói: "Nên giảm tuổi hưu là đúng....không nên áp đặt...nghỉ hưu hay không nên để người lao động tự quyết...còn công chức nhà nước cần qui định nghỉ nam 55 tuổi, nữ 50 tôổi...để cho lớp trẻ kế tục sự nghiệp tốt hơn. Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì hưởng bấy nhiêu năm....mức đóng tối thiểu 15 năm là hợp lý với người lao động...Đề nghị BHXH lắng nghe ý kiến của người dân lao đông....đê có sự thay đổi hợp lòng dân". Bạn đọc Nguyễn Văn Trực thì quả quyết: Chắc chắn là sẽ không giảm tuổi hưu nhưng ít ra họ phải cho NLĐ được quyền nghỉ hưu mà không trừ % nếu đã đóng đủ số năm nghĩa là NLĐ được quyền nghỉ hưu và hưởng đủ 75% lương hưu nếu như họ đã tham gia đủ thời gian nam 35 năm, nữ 30 năm mà không cần xét đến tuổi".

Góp ý hoàn thiện Luật BHXH, bạn đọc Nguyễn Ngọc Giao tha thiết yêu cầu Đảng, Nhà nước và Quốc hội soạn, sửa luật BHXH để phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng chính đáng của đông đảo người lao động đã và đang đóng BHXH để họ yên tâm khi mệt mỏi, không thể lao động chân tay để kiếm sống, để họ còn có chút an ủi vào quỹ lương hưu hàng tháng mà mình và doanh nghiệp đã đóng góp suốt quá trình lao động cực nhọc. Còn theo bạn đọc Nguyễn Ngọc Giao, Nhà nước và các cơ quan chính sách nên tạo điều kiện để người lao động thực sự hưởng đúng với số tiền mà người lao động và doanh nghiệp đã đóng góp...đó là quyền lợi chính đáng của của người lao động.

 Ồ ạt rút BHXH một lần: Tôn trọng quyền nghỉ hưu của người lao động  - Ảnh 2.

Nhiều bạn đọc mong rằng việc điều chỉnh Luật BHXH phải đúng mong mỏi của người lao động, không nênlạc hướng đánh giá như; vì đóng bảo hiểm 20 năm đủ tối thiểu nghỉ hưu là quá dài nên người lao động hay rút BHXH một lần, nay giảm xuống 15 năm để người lao động khỏi rút BHXH. Đối với nhiều người lao động 20 năm đóng BHXH là một hành trình không dài theo tuổi được nghỉ hưu. Số rút BHXH một lần toàn rơi vào những người lao động nghèo khó, công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, việc tuân thủ pháp luật về lao động ở nhiều doanh nghiệp không nghiêm túc, chính sách BHXH không ổn định lâu dài. "Mong rằng những thay đổi tới đây cần đem lại lợi ích cho người lao động, tập trung vào đúng vấn đề cốt lõi như giảm tuổi nghỉ hưu, thay đổi cách tính lương hưu như cũ, bỏ việc trừ 2%/năm khi về hưu trước tuổi, đảm bảo trợ cấp mất việc làm cho người lao động, chế tài đối với doanh nghiệp nợ đọng BHXH làm mất đi quyền hưởng trợ cấp mất việc làm của người lao động" - một bạn đọc bày tỏ.

Qui định mức tối thiểu để được hưởng lương hưu

"Nguyên tắc đóng BHXH là đóng - hưởng. Do đó chỉ qui định mức tối thiểu đóng bao nhiêu năm là được hưởng lương hưu. Ví dụ đóng 10 năm là được hưởng 35%, trên 35% được hưởng 75- 85%. Cứ đóng đủ thời gian là được nghỉ hưu và lãnh lương hưu. Không nên qui định tuổi hưu vì nó rất vô lý. Một người tham gia thị trường lao động và đóng BHXH từ 15 tuổi chờ đến 62 tuổi mới nghỉ hưu thật là vô lý. Một người tham gia thị trường lao động đóng BHXH năm 40 tuổi đến 62 tuổi cũng nghỉ hưu. Qui định tuổi để người lao động rời khỏi thị trường lao động để nghỉ ngơi thôi. Sửa luật phải từ thực tiễn cuộc sống, đánh giá tác động của xã hội rõ ràng, kỹ lưỡng, không nên áp đặt luật sẽ không đi vào cuộc sống, làm cho xã hội bất ổn" - một bạn đọc đề xuất.

Theo An Chi

Người Lao Động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên