MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông cụ gửi tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng với lãi suất 17%/năm, 20 năm sau, con trai đến ngân hàng rút tiền thì được thông báo: "Sổ tiết kiệm của anh là giả"

12-09-2024 - 15:15 PM | Sống

Ông cụ gửi tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng với lãi suất 17%/năm, 20 năm sau, con trai đến ngân hàng rút tiền thì được thông báo: "Sổ tiết kiệm của anh là giả"

Mang sổ tiết kiệm của người cha quá cố đi rút tiền, người đàn ông Trung Quốc bỗng nhận được tin sốc.

Năm 1993, ông cụ họ Triệu ở thành phố Tháp Hà, Trung Quốc, đến ngân hàng địa phương để gửi khoản tiền tiết kiệm là 400.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng). Khi đó, lãi suất phía ngân hàng đưa ra là 17%. Ông Triệu quyết định gửi tiết kiệm trong kỳ hạn 20 năm để có thể hưởng khoản lãi lớn. Đến ngày đáo hạn, tiền lãi và gốc mà ông cụ này có thể nhận được tổng cộng là 2,04 triệu NDT (hơn 7 tỷ đồng). Tuy nhiên sau đó không lâu, ông Triệu lâm bệnh nặng. Trước khi qua đời, ông cụ này đã giao lại sổ tiết kiệm của mình cho con trai.

Theo lời căn dặn của cha, cuối năm 2023, đúng kỳ hạn 20 năm, anh Triệu đã đến ngân hàng địa phương để rút tiền. Sau khi đưa sổ tiết kiệm cho nhân viên kiểm tra, anh vô cùng bất ngờ khi nhận được thông báo: “Sổ tiết kiệm của anh đã cũ rồi, ngân hàng cần thêm thời gian để xác thực thông tin. Chúng tôi sẽ thông báo lại cho anh ngay khi có kết quả.”

Ông cụ gửi tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng với lãi suất 17%/năm, 20 năm sau, con trai đến ngân hàng rút tiền thì được thông báo: "Sổ tiết kiệm của anh là giả"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: 163.com

Nghe nhân viên nói vậy, anh Triệu bất lực quay trở về nhà. Chờ đợi hơn 1 tháng mà không nhận được tin tức gì từ phía ngân hàng, người đàn ông vì quá sốt ruột nên đã chủ động đến tận nơi để hỏi thăm tình hình. Lần này, anh lại nhận được tin sốc rằng sổ tiết kiệm của cha mình là giả. Không chỉ không cho anh rút tiền, họ còn gọi điện báo cảnh sát.

Tại đồn cảnh sát, anh Triệu đã trình bày rõ vụ việc và nộp cả sổ tiết kiệm để cảnh sát điều tra.

“Năm xưa, bố tôi gửi số tiền lương hưu này vào ngân hàng theo lời giới thiệu của chú Dương - một người quen của gia đình đang làm việc ở ngân hàng này. Hơn nữa, sổ tiết kiệm này cũng là do chú Dương đưa cho bố tôi. Sao có thể có vấn đề được?”, anh Triệu giải thích.

Cảnh sát sau khi xem xét cẩn thận những giấy tờ mà anh cung cấp thì tỏ ra vô cùng khó hiểu. Theo đó, họ không tìm được bằng chứng nào cho thấy anh Triệu làm giả sổ tiết kiệm nên đã trả tự do cho người đàn ông này. Tuy nhiên, vì bất mãn trước thái độ của phía ngân hàng, anh Triệu đã kiện đơn vị này ra tòa án địa phương để lấy lại khoản tiền đã mất và đòi lại công bằng cho bản thân.

Trước tòa, phía ngân hàng cho biết: "Sổ tiết kiệm của anh Triệu có rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là vấn đề về kỳ hạn. Năm 1993, hạn mức tối đa mà phía ngân hàng đưa ra cho các khoản tiền tiết kiệm là 8 năm, thế nhưng sổ tiết kiệm của anh lại ghi là 20 năm; Thứ hai, con dấu trên sổ tiết kiệm cũng không khớp với con dấu chính thức của ngân hàng ở thời điểm đó; Thứ ba, thông tin trong sổ tiết kiệm này cũng không đầy đủ; Thứ tư, theo hồ sơ, lãi suất gửi và rút tiền ngân hàng hàng năm vào năm 1993 là 10,98% trong khi lãi suất trong sổ tiết kiệm của cha ông Triệu là 17%. Chúng tôi chưa bao giờ đưa ra mức lãi suất như trên.”

Dẫu vậy, khi tòa án yêu cầu ngân hàng xuất trình con dấu trước đây và một số giấy tờ liên để đối chiếu thì họ lại từ chối giao nộp vì lý do toàn bộ con dấu cũ và giấy tờ liên quan đã bị thất lạc. Về phía anh Triệu, vì chú Dương, người phụ trách việc làm thủ tục gửi tiết kiệm cho bố của anh năm đó đã qua đời nên anh cũng không thể chứng minh sổ tiết kiệm của mình là thật. Vì cả hai bên đều không có bằng chứng xác thực nên cuối cùng tòa án địa phương buộc phải hoãn phiên tòa này để chờ điều tra thêm. Tuy nhiên cho đến nay, vụ việc vẫn chưa được giải quyết do không thu thập đủ bằng chứng đủ bằng chứng.

Ông cụ gửi tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng với lãi suất 17%/năm, 20 năm sau, con trai đến ngân hàng rút tiền thì được thông báo: "Sổ tiết kiệm của anh là giả"- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: 163.com

Về vụ án này, nhiều người cho rằng rất có thể nhân viên của ngân hàng trước đây đã cung cấp sai thông tin hoặc có hành vi lừa dối khách hàng là bố của anh Triệu. Từ đó dẫn đến việc những thông tin trong sổ tiết kiệm của họ có nhiều sai sót.  Dẫu vậy, trong vụ việc này vẫn còn nhiều lỗ hổng lớn chưa được làm rõ nên rất khó để cơ quan chứng năng đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Tuy nhiên, câu chuyện của anh Triệu cũng là bài học kinh nghiệm cho nhiều người khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Để tránh rơi vào những trường hợp tương tự, người dân nên tìm hiểu và chọn đặt niềm tin vào những ngân hàng uy tín. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra thật kỹ các thông tin, đặc biệt là về sản phẩm mà mình sẽ sử dụng như mức lãi suất được hưởng và khả năng rút tiền trước hạn và xác nhận lại với ngân hàng trước khi gửi tiền, Đồng thời, mọi người cần nghiêm túc bảo mật thông tin cá nhân để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Song song với đó, các ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính cũng cần có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của người gửi tiền. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, vừa  tăng thêm uy tín cho ngân hàng.

(Theo 163.com)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên