Ông Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp để khắc phục hậu quả
Bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.
- 23-07-2024Vợ ông Trịnh Văn Quyết "vay mượn" mọi nguồn lực, nộp thêm 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả
- 23-07-2024Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư
- 23-07-2024Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết
Chiều 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết vàđồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đáng chú ý là phần tham gia xét hỏi của luật sư với các bị cáo. Luật sư hỏi, với hai tội danh "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", bị cáo Trịnh Văn Quyết sẽ phải đền bù thiệt hại 4.300 tỷ đồng, bị cáo còn tài sản nào khác ngoài tài sản bị phong toả không?
Trả lời câu hỏi này, ông Quyết khẳng định trong trường hợp HĐXX tuyên án phải khắc phục số tiền trên sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ số tài sản "đóng băng" ước tính gần 5.000 tỷ đồng. Đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.
"Bị cáo tha thiết mong được HĐXX tạo điều kiện, gỡ tài sản đã phong toả trong 2 năm qua để khắc phục hậu quả. Hiện, bị cáo mới được chấp thuận bán hãng hàng không Bamboo Airway, trong đó số tiền 200 tỷ người mua trả đã được chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng, 500 tỷ tiếp theo sẽ được chuyển tiếp khi đối tác thanh toán", ông Trịnh Văn Quyết cho hay.
Khi luật sư hỏi về phương án xử lý nếu bán toàn bộ tài sản vẫn không đủ khắc phục hậu quả, bị cáo Quyết cho biết sẽ tìm mọi cách. Bị cáo cho biết đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.
Cũng trình bày tại phiên toà trước đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp - vợ ông Trịnh Văn Quyết cho rằng rất cả các tài sản mà cơ quan điều tra phong toả đều là tài sản chung của hai vợ chồng. Ngoài ra cũng có một số tài sản đang được thế chấp để vay tiền tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, số tài sản chính xác bà không nắm được do tài sản bị phong toả, kê biên, thế chấp ngân hàng đã được gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý.
Bà Diệp chấp thuận dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả. Theo mong muốn của ông Quyết, thời gian qua gia đình cũng đang cố gắng vay mượn người thân, bạn bè, bán tài sản.
Mới đây nhất, bà Diệp đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng, nâng tổng số tiền khắc phục hậu quả lên hơn 235 tỷ đồng.
Theo luật sư, thực tế chỉ tính riêng tài sản là cổ phiếu và tiền mặt tại các tài khoản chứng khoán bị phong toả, ông Quyết có hơn 13 tỷ đồng tiền mặt và 1,5 tỷ cổ phiếu các loại (FLC, ROS, ART, GAB, VNM ...) với tổng giá trị cổ phiếu (tính theo giá đóng cửa tại thời điểm bị phong tỏa) là khoảng 4.800 tỷ đồng.
Theo đó, nếu được tạo điều kiện cho việc mở phong tỏa, thực hiện thanh lý tài sản sớm thì ngay cả trong trường hợp HĐXX xác định hơn 3.600 tỷ đồng là tiền hưởng lợi không ngay tình, thì ông Quyết cũng đã có thể nộp toàn bộ vào ngân sách.
Trên thị trường, Ông Quyết đang nắm giữ cổ phiếu tại FLC (tương ứng tỷ lệ 30,3%), GAB (51%), ROS (4,1%), ART (3,2%) với tổng giá trị hơn 2.310 tỷ đồng. Ông Quyết đang nắm giữ cổ phiếu tại FLC (tương ứng tỷ lệ 30,3%), GAB (51%), ROS (4,1%), ART (3,2%) với tổng giá trị hơn 2.310 tỷ đồng.